Trồng cây đặc sản chỉ vặt búp non bán, dân Mường É giàu
Nam tiếp viên hàng không đẹp trai như nam thần bất ngờ nổi tiếng sau bức ảnh bị hành khách chụp lén trên máy bay / Cách làm sữa chua đơn giản thành công từ lần đầu tiên
Trong chuyến công tác đến với xã Mường É, chúng tôi được nghe kể về lão nông Lò Văn Dủng. Lão được bà con nơi đây gọi là người “truyền lửa” cho phong trào giảm nghèo, làm giàu nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất dốc.
Tìm đến nhà, lão Dủng đang uống trà “đàm đạo” với bà con về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chè. Câu chuyện của lão với mọi người bị ngắt quãng khi nhìn thấy chúng tôi đến thăm. Nhìn thấy người lạ đến, lão Dủng thể hiện tính hiếu khách của người con dân tộc Thái bằng hành động tay bắt mặt mừng.
Theo lão Dủng, để cây chè cho năng suất cao phải trồng đúng mật độ hàng cách hàng 1,2m, gốc cách gốc 40 cmvà chăm sóc đúng kỹ thuật.
Rót ly trà ấm mời chúng tôi, lão chỉ tay vào ngôi nhà sàn khang trang, rộng rãi của mình và nói: Từ mọi vật dụng trong nhà cho đến cái nhà sàn giá trị cả trăm triệu này đều nhờ cây chè cả đấy. Cây chè là cây xóa nghèo và đem lại cuộc sống ấm no cho gia đình tôi đấy.
Ngược dòng thời gian, lão Dủng kể lại cơ duyên đưa ông đến với cây chè. “Tháng 3.2011, anh Lò Văn Sáng – nguyên cán bộ nông nghiệp xã Mường É, đến vận động gia đình trồng chè làm mô hình điểm. Ban đầu, tôi cũng do dự về tính khả thi của mô hình do bao đời nay sống tại mảnh đất cằn này bà con chỉ biết đến đồng ruộng và nương ngô, nương sắn. Nhưng sau khi được cán bộ thuyết phục rằng đây là mô hình của huyện, Nhà nước cho không giống còn phân bón được hỗ trợ 3 năm liên tiếp. Nếu trồng thành công, hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với trồng sắn, trồng ngô. Do dự mấy, cuối cùng gia đình tôi cũng đồng ý. Tôi quan điểm làm cái gì cũng phải đến nơi đến chốn nên tôi đăng ký với cán bộ diện tích trồng 1,5 ha”.
Cán bộ nông nghiệp xã Mường É hướng dẫn ông Dủng cách bấm tỉa cành cây chè.
Sau khi thu hoạch xong 1,5 ha nương sắn, lão và gia đình bắt tay ngay vào việc trồng chè. Ngoài việc huy động gia đình và người thân, lão Dủng thuê thêm nhân công đào rãnh hàng trồng với kích thước sâu 40 cm, rộng 45 cm. Sau khi làm đất xong, ông Dủng lên bản Mông mua 20 tấn phân chuồng về bón lót.
Như đã hứa trước, tháng 6.2011, giống và phân được cán bộ chở đầy đủ lên đến tận nương. Từng gốc chè một được vợ chồng lão Dủng trồng xuống đất, cùng với đó là không biết bao nhiêu giọt mồ hôi đã đổ xuống mảnh đất này.
Lão Dủng chia sẻ, nhờ được chăm sóc đúng kỹ thuật, năm này qua năm khác, những gốc chè ngày càng bén rễ sâu vào đất. Năm 2014, lứa chè đầu tiên đã bắt đầu cho thu hái với sản lượng trên 10 tấn. Với giá 7 nghìn đồng/kg, tôi thu được 80 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí lãi 40 triệu đồng.
Ông Dủng cho biết, cuối vụ tháng 11 nêndùng máytỉa ngọn để năm sau cây mọc lên đều nhau thuận lợi cho công việc thu hái.
Do phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu nên sản phẩm chè của lão Dủng cho chất lượng rất thơm ngon, khi pha nước chè có màu xanh tự nhiên, vị đậm và ngọt không kém gì chè Phỏng Lái. Dần dần chè của lão Dủng được nhiều tổ chức, doanh nghiệp biết đến. Năm 2014, chè của lão Dủng đã được Công ty TNHH Thân Nga Phổng Lái (Thuận Châu) ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm.
“Năm 2018, mỗi một đợt hái, gia đình thu được 2,2 tấn. Thời gian thu hái bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 10, mỗi tháng hái một đợt, một năm hái được 8 đợt. Tổng năm vừa rổi tôi thu được 17,6 tấn, với giá bán ổn định 7 nghìn đồng/kg, thu hơn 120 triệu. Sau khi trừ chi phí, tôi bỏ túi 80 triệu đồng. Hiệu quả kinh tế cao gấp 3, gấp 4 so với trồng sắn, ngô” – lão Dủng phấn khởi.
Chia sẻ cách bón phân, ông Dủng chia sẻ, trước khi trồng phải bón lót bằng phân hữu cơ. Khi cây trưởng dùng phân NPK và Urêbón, lưu ýbón cách gốc chè 20 cm.
Cũng theo lão Dủng, để cây chè phát triển và cho chất lượng tốt, phải cho cây ăn phân đầy đủ; xới gốc, nhổ cỏ; dùng thuốc đúng loại, liều lượng đối với các loại sâu bệnh hại theo hướng dẫn của Công ty đã ký kết.
Chia sẻ với chúng tôi, ông Lò Văn Xuân – công chức địa chính - nông nghiệp - môi trường xã Mường É, cho biết: Ông Dủng là người đầu tiên trồng thành công cây chè trên đất Mường É. Khi biết cây chè đem lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân, ông Dủng đã chuyển giao kỹ thuật và vận động bà con bản Nà Vai chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả như ngô, sắn sang trồng cây chè.
Nhờ những nỗ lực không biết mệt mỏi trong phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, ông Dủng được nhiều tổ chức khen thưởng, công nhận.
Bản có 40 hộ dân sinh sống thì tỷ lệ hộ trồng chè là trên 80%. Không chỉ riêng bản Nà Vai, từ mô hình điểm của ông Dủng đã truyền cảm hứng đến hàng chục hộ dân ở các bản khác. Ban đầu diện tích chè ở Mường É chỉ có 1,5 ha thì từ năm 2017 đến nay đã tăng lên hơn 200 ha, trong đó hơn 20 ha đã cho thu hoạch. Từ trồng chè, nhiều hộ dân đã có thu nhập từ hàng chục đến hàng trăm triệu mỗi năm. Bà con gọi ông Dủng là người “truyền lửa” cho phong trào xóa đói, làm giàu ở mảnh đất Mường É.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
4 con giáp nữ sinh ra mệnh Bồ Tát, phải chịu nhiều gian khổ khi còn trẻ, nhưng khi già không thiếu tiền, con cái hiếu thảo, sống lâu, giàu có và khỏe mạnh
Tử vi tuổi Tý tháng 1/2025: Khởi đầu năm mới rực rỡ tài lộc nhưng cần cẩn thận tiểu nhân
Bị nhà chồng khinh thường vì chỉ ở nhà ăn bám, gặp anh ở công ty, tôi tuyên bố một điều khiến anh tái mặt
Bắt đầu từ ngày 7/1, vận may và tài lộc sẽ đến, ví tiền của 3 con giáp này sẽ căng đầy
Vì sao rượu vang đỏ không rót đầy ly mà chỉ rót 1/3 ly? Nhiều người không biết nhưng vẫn giả vờ am hiểu
Chuyện ly hôn gây chấn động: Người chồng nghèo bị ruồng bỏ, bất ngờ trở thành ông chủ siêu thị thành công