Trứng gà là thực phẩm "tiên", cách chế biến giúp cơ thể hấp thụ tốt mà không mất chất
Nỗi ám ảnh rụng tóc và 5 thói quen cần từ bỏ / Chế độ ăn giúp bạn giảm cân, giảm mỡ bụng và bảo vệ tim mạch
Trứng gà được gọi là món ăn "tiên" trong nhóm thực phẩm
Nếu có bất kỳ món ăn nào khi kết hợp với trứng gà thì món ăn đó đều có thêm dinh dưỡng đặc trưng hơn, thơm ngon hơn và hương vị thăng hoa ngay lập tức.
Bài viết này của chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ Lý Quần, Giám đốc khoa Dinh dưỡng lâm sàng, Bệnh viện Nhân dân tỉnh Giang Tô (TQ) và BS Hà Vũ Điền, Bệnh viện nhân dân tỉnh Giang Tô (TQ) sẽ chia sẻ cho chúng ta biết cách ăn trứng gà sao cho bổ dưỡng, lợi ích nhất đối với sức khỏe mà không làm thất thoát nhiều chất dinh dưỡng.
Chúng ta đều biết rằng, Protein là một trong ba chất dinh dưỡng chính cung cấp năng lượng cho cơ thể con người.
Trứng là chất dinh dưỡng gần nhất, dễ hấp thụ nhất đối với cơ thể, phù hợp nhất đối với cả nam giới, phụ nữ và trẻ em vì tỷ lệ axit amin protein gần nhất với cơ thể con người và tỷ lệ tiêu hóa và hấp thụ cao nhất trong tất cả các loại thực phẩm thuộc nhóm protein động vật.
Cách chế biến món trứng sao cho giàu dinh dưỡng nhất là điều ai cũng nên quan tâm để có được sức khỏe tốt nhất. Sau đây là những cách tốt nhất với những ưu điểm cụ thể.
Cách nấu trứng Đông y: Trứng với trà
Nấu trứng với trà hay gọi là món Trứng trà là một cách nấu trứng tương đối phổ biến của người Trung Quốc từ cổ chí kim. Chúng kết hợp hương thơm của trà với vị ngon của trứng. Là món ăn vừa thơm vừa ngon, có thể được sử dụng cho cả bữa ăn chính và cũng có thể làm đồ ăn nhẹ.
Tuy nhiên, trứng trà luộc thường sử dụng trà cũ, và sẽ áp dụng phương pháp ngâm lâu trong trà. Các chất ancaloit trong trà có thể dễ dàng xâm nhập vào trứng trong quá trình nấu lâu và kết hợp với chất sắt trong trứng. Ăn nhiều có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng của dạ dày, không có lợi cho sức khỏe.
Trên thực tế, có nhiều cách để ăn trứng. Chúng có thể được luộc, hấp, xào hoặc chiên. Chúng có thể được kết hợp với các thành phần khác nhau. "Trà trứng" chỉ là một trong số đó.
Trứng là món ăn dễ chế biến, dinh dưỡng toàn diện, thích hợp cho bữa sáng.
Cách nấu trứng hiện đại: Luộc, hấp, rán, xào...
1. Trứng luộc
Khi làm món trứng luộc mềm, trứng nên được nấu trong nồi nước lạnh, đun sôi nước với lửa to, sau đó đun tiếp lửa nhỏ trong 3 phút, tắt bếp và tiếp tục ngâm trong 3 phút với nước nóng trên bếp, rồi lấy ra ngâm vào nước lạnh một lát, để trứng chín mềm và lòng đỏ đặc nhưng lại không bị cứng.
Đó là thời điểm trứng trong trạng thái đặc ruột nhưng lại rất mềm, dễ tiêu hóa nhất.
Nếu thời gian đun sôi khi luộc trứng vượt quá 10 phút, không chỉ làm trứng bị cứng, mất bớt hương vị mà lượng vitamin bị mất đi cũng sẽ lớn hơn, protein sẽ trở nên khó tiêu hóa.
2. Trứng hấp
Đây là cách chế biến dễ tiêu hóa và hấp thu nhất, nhưng các vitamin tan trong nước bị mất đi một phần.
Cha mẹ có thể chọn chế biến món trứng hấp khi thêm thực phẩm bổ sung cho trẻ.
Nếu bạn cho thịt và tôm băm vào trứng hấp thì giá trị dinh dưỡng sẽ còn cao hơn nữa.
Cần lưu ý rằng, không thêm dầu hoặc muối khi khuấy trứng, vì điều này sẽ dễ làm hỏng nướu trứng, hương vị của trứng hấp sẽ kém, và không khuấy quá, chỉ cần hấp trên nồi trong vài phút.
Ngoài ra, thêm một ít sữa khi hấp trứng sữa cũng có thể làm cho nó có hương vị mượt mà và bổ dưỡng hơn.
3. Canh trứng
Đây là cách nấu hầu như không mất chất dinh dưỡng.
Khi nước sôi, đập vỡ trứng và đun nhỏ lửa cho đến khi sôi chín. Về phương pháp ăn uống, bạn có thể chọn giữa cách chế biến với hương vị mặn bằng cách thêm thực phẩm và hương vị ngọt bằng cách thêm củ quả.
Nếu món canh trứng mặn có thể được thêm vào với rau và cà chua, và thứ hai có thể được thêm vào với quả dâu tây hoặc quả chà là đỏ.
Các chất dinh dưỡng chính trong trứng (như vitamin, lecithin, cholesterol, v.v.) chủ yếu đều có trong lòng đỏ.
Chú ý đến số lượng trứng khi ăn hàng ngày. Nói chung, những người khỏe mạnh có thể ăn 1 quả mỗi ngày hoặc 5 quả mỗi tuần.
Đối với những người bị cholesterol cao, huyết áp cao, bệnh tim mạch vành, v.v., nên hạn chế ăn lòng đỏ trứng. Còn đối với những người mắc bệnh mãn tính gồm huyết áp, tiểu đường, mỡ máu cao, nên tránh ăn trứng kho với mỡ, trứng rán, trứng kết hợp với các món chiên với dầu, để tránh ăn quá nhiều chất béo.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Từ ngày 22/11 đến cuối năm: Ba con giáp đón sóng may mắn, tài lộc hanh thông, sự nghiệp thăng tiến
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn
Tử vi ngày 22/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn sự nghiệp thăng tiến, thu hoạch lợi nhuận khủng từ kinh doanh