Đời sống

Uống nước ấm hay nước lạnh mới tốt cho sức khỏe?

Cả nước ấm và nước lạnh đều có lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, chúng ta cần chú ý đến thời điểm uống nước thích hợp.

Mách bạn 4 thời điểm không nên ăn cá để đảm bảo sức khỏe / Những lợi ích của đậu nành với sức khỏe

Lợi ích của việc uống nước lạnh

Nước lạnh thường ở nhiệt độ từ 8-10 độ C, có tác dụng mang lại cảm giác mát mẻ cho cơ thể đặc biệt là sau khi vận động mạnh hoặc trong ngày trời nóng bức.

uong-nuoc-am-hay-nuoc-lanh-01
Ảnh minh họa.

- Chống đột quỵ do nhiệt: Khi thời tiết nắng nóng, cơ thể dễ rơi vào trạng thái mất nước, sốc nhiệt và có thể bị đột quỵ. Uống một cốc nước lạnh có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ vì nhiệt. Tuy nhiên, khi vừa đi nắng về, bạn nên ngồi nghỉ ngơi một lúc trước khi uống nước.

- Hỗ trợ giảm cân: Uống nước lạnh có tác dụng tốt đối với những người muốn giảm cân. Nó giúp tăng cường sự trao đổi chất trong cơ thể, qua đó đốt cháy nhiều chất béo hơn.

- Sau khi tập thể dục: Sau quá trình vận động thể thao căng thẳng, cách tốt nhất để bù nước và hạ nhiệt cơ thể chính là uống nước lạnh.

Tuy nhiên, việc uống nước lạnh có thể dẫn tới một số "tác dụng phụ" sau đây: làm co mạch máu, tích tụ đờm trong cổ họng dẫn đến viêm họng, làm rối loạn hệ tiêu hóa.

Lợi ích của uống nước ấm

 

Nước ấm thường có nhiệt độ từ 27-41 độ C. Sử dụng nước ấm đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể.

uong-nuoc-am-hay-nuoc-lanh-02

- Đào thải chất độc: Uống một cốc nước ấm vào buổi sáng giúp đào thải bớt độc tố ra khỏi cơ thể.

- Cải thiện nhu động ruột: Uống nước ấm khi đói giúp kích thích ruột hoạt động hiệu quả và cơ thể có thể hấp thụ thức ăn dễ dàng hơn.

- Hỗ trợ giảm cân: Nước ấm cũng có tác dụng hỗ trợ giảm cân như nước lạnh. Uống một cốc nước ấm giúp bạn hạn chế cảm giác thèm ăn, kiểm soát cân nặng dễ dàng hơn.

- Cải thiện tuần hoàn: Một cốc nước ấm giúp cải thiện lưu thống máu trong hệ tuần hoàn.

 

- Giảm căng thẳng: Khi căng thẳng, uống một cốc nước ấm có thể khiến bạn cảm thấy thoải mái.

- Giảm đau: Uống nước ấm làm giảm tình trạng khô, kích thích ở cổ họng từ đó giúp tránh sưn và đau họng tạm thời trong quá trình nuốt thức ăn.

Tuy nhiên, nếu uống nước ấm quá nhiều cổ họng bị bỏng hoặc rát. Ngoài ra, uống nước ấm sau khi hoạt động mạnh có thể khiến tình trạng mệt mỏi thêm trầm trọng do nhiệt độ tăng quá mức.

Vậy uống nước lạnh hay nước ấm tốt hơn?

Theo các chuyên gia, nước ấm và nước lạnh đều có tác dụng riêng đối với sức khỏe. Vấn đề là chúng ta không nên lạm dụng hay sử dụng sai thời điểm.

 

Vào những ngày nóng nực, bạn nên sử dụng xen kẽ giữa nước ấm và nước lạnh tùy thời điểm trong ngày. Khi đi ngoài nắng về và sau khi tập thể thao, không nên dùng nước ấm để tránh tăng nhiệt cơ thể. Còn nếu thường xuyên gặp vấn đề về tiêu hóa, bạn có thể uống một cốc nước lạnh cách bữa ăn vài giờ để cải thiện tình trạng đầy bụng, khó tiêu.

Một số nhà khoa học cho rằng, uống nước ấm sẽ tốt hơn bởi việc uống nước lạnh có thể dẫn tới tình trạng co cơ rất nguy hiểm. Ngoài ra nước ấm cũng có tác dụng tốt hơn trong việc cải thiện tuần hoàn máu, bảo vệ các cơ quan nội tạng.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm