Vật lộn với cơn đau đẻ, mẹ chồng đứng bên ngoài hét lớn một câu khiến tôi sức cùng lực kiệt cũng phải sinh cháu cho bà
Ăn nội tạng dễ tích độc tố nhưng làm theo 3 cách này sẽ không sợ độc / Người đàn ông có 4 điểm này, phụ nữ hoàn toàn yên tâm gửi gắm cả đời
Ai gặp tôi cũng khen tôi có phúc mới được gả vào gia đình như nhà chồng bây giờ. Bố mẹ chồng tôi thì dễ tính, lại tâm lý với con dâu. Chồng tôi tính vẫn còn trẻ con, nhiều khi vô tâm chẳng để ý đến vợ. May mà có mẹ chồng tôi, bà không bênh con trai. Mỗi khi chúng tôi cãi nhau, mẹ chồng tôi sẽ bảo là đàn ông thì việc đầu tiên là nhường nhịn vợ của mình.
Còn nhớ hồi mới về nhà chồng, tôi sợ cảnh mẹ chồng nàng dâu lắm. Hôm ấy tôi đến tháng, bụng đau quằn quại nhưng vẫn cố nấu cơm. Mẹ chồng thấy vậy liền xua tay ra hiệu cho tôi lên phòng nằm nghỉ. Tôi lên phòng, mới nghỉ được một lúc thì chồng về. Thấy vợ nằm không để mẹ nấu nướng, chồng tôi bắt đầu càu nhàu. Anh còn bảo cưới tôi về để phục vụ nhà chồng, không phải để làm biếng.
Tôi cảm thấy tôn trọng mẹ chồng vô cùng. (Ảnh minh họa)
Đúng lúc ấy, mẹ chồng tôi lên phòng mang theo bát trà gừng nóng. Bà chửi con trai một trận rồi còn động viên tôi ngồi dậy để uống trà cho ấm bụng. Kể từ lúc đó, tôi cảm thấy tôn trọng mẹ chồng vô cùng.
Tôi bắt đầu tâm sự với bà nhiều hơn. Thậm chí khi tôi mang bầu, tôi còn đi khám thai và mua đồ sơ sinh cùng với mẹ chồng. Thấy mọi người giới thiệu có lớp học tiền sản, mẹ chồng tôi cũng nhanh tay đăng ký rồi đi cùng con dâu.
Vì đã được trang bị kiến thức từ trước nên tối ấy, tôi thấy mình bắt đầu có dấu hiệu chuyển dạ. Lúc đó đã 11 giờ đêm, tôi lay chồng dậy để anh đưa mình vào viện. Vậy mà chồng tôi vẫn nghĩ sinh đẻ là chuyện bình thường, anh bảo cố ngủ một lát, đợi mai trời sáng rồi vào làm thủ tục cho nhanh.
Đau quá, tôi phải xuống gõ cửa phòng mẹ chồng. Thế là nửa đêm, cả nhà tôi khăn gói vào viện. Không giống những người mẹ chồng khác, mẹ chồng tôi cứ ngồi bên cạnh con dâu xoa tay rồi lau mồ hôi và động viên. Trước khi tôi vào phòng sinh, bà còn dặn tôi phải cố lên và hãy nhớ những bài học mà chúng tôi đã được bác sĩ dạy trong những buổi học tiền sản.
Hôm ấy nhờ có mẹ chồng mà tôi được tiếp thêm bao nhiêu sức lực. (Ảnh minh họa)
Khi cổ tử cung mở to hơn, tôi được đưa vào phòng sinh. Tôi nghĩ lúc ấy mẹ chồng mình sốt ruột lắm. Vì vào phòng sinh gần 10 tiếng mà tôi vẫn chưa ra. Bác sĩ thì khuyên tôi nên mổ, nhưng bản thân tôi nghĩ mình vẫn có thể sinh thường được.
Gần một ngày trời vật vã với cơn đau chuyển dạ, cuối cùng cổ tử cung của tôi cũng sẵn sàng để có thể rặn đẻ. Mẹ chồng tôi có lẽ khi đó còn căng thẳng hơn tôi. Dù tôi không nhìn thấy bà, nhưng lúc bác sĩ nói "Sản phụ Thanh, hít thật sâu để chuẩn bị rặn đẻ", thì mẹ chồng tôi ở bên ngoài cũng hét lên. Bà nói: "Con ơi, cố lên. Mẹ con mình cùng cố nhé, sắp xong rồi".
Dù khi ấy sức lực đã vơi đi nhưng tôi vẫn dồn hết ý chí để cuộc vượt cạn thành công. Sau khi con tôi chào đời, bác sĩ bế con cho gia đình nhìn. Lúc ấy dù đau nhưng tôi vẫn nghe được tiếng khóc sụt sùi của mẹ chồng. Có lẽ bà hạnh phúc lắm. Nhiều lúc tôi nghĩ, hôm ấy nhờ có mẹ chồng mà tôi được tiếp thêm bao nhiêu sức lực. Tôi đã quá may mắn khi có được người mẹ chồng tuyệt vời như vậy. Phải không mọi người?
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con vật được xem như 'lộc trời cho', chui ra từ bụi rậm, nhìn không ai dám ăn nhưng lại là đặc sản có giá 350.000 đồng/kg
Ngày chồng sang sống với bồ, vợ lẳng lặng mở két lấy 300 triệu rời nhà ra đi
Cuối tuần này (23-24/11): 4 con giáp đón lộc trời ban, vận may bất ngờ, thành công vượt mong đợi
Giải mã giấc mơ: Dấu hiệu tiền bạc sắp đến nếu bạn mơ thấy điều này
Khi chiên đậu phụ cho dầu nhiều sẽ 'lãng phí'! Hãy nhớ 2 mẹo này đậu phụ sẽ không bị vỡ hay dính chảo
Khám phá cây thuốc với cái tên đọc 'méo cả mồm' có tác dụng chữa bệnh, phổ biến khắp làng quê Việt