Đời sống

Vệ sinh bồn cầu siêu đơn giản mà lại hiệu quả bằng nguyên liệu có sẵn

Bồn cầu là nơi chứa rất nhiều các loại vi khuẩn, là mầm bệnh ở trong mọi gia đình. Bỏ một tép tỏi, baking soda, giấm... vào bồn cầu là một số cách vệ sinh bồn cầu bằng những thứ có sẵn trong nhà vô cùng đơn giản và hiệu quả.

5 món ăn vặt ít calo giải tỏa cảm giác cơn đói "hành hạ" trong quá trình giảm cân / Bí quyết chọn bông cải xanh tươi ngon, ai cũng thích

Nhà vệ sinh được xem là một trong số những nơi chứa nhiều vi khuẩn nhất trong nhà vì lúc nào cũng trong tình trạng ẩm ướt. Vì thế mà chỉ cần lười cọ rửa trong một thời gian ngắn thôi cũng khiến cho nhà vệ sinh có những mùi hôi khó chịu. Không những thế nó còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của gia đình.

Nguyên nhân bồn cầu bị hôi

Ảnh minh họa.

Bồn cầu lâu không có rửa cũng là một nguyên nhân. Khi các vết ố vàng hình thành ở bồn cầu thì chất thải sẽ có thể bám lại ở đó và tạo mùi hôi cho nhà vệ sinh của bạn. Hệ thông ngăn mùi có vấn đề.

Có nhiều trường hợp, khi bạn phải nhấc bồn cầu lên. Tuy nhiên, trong quá trình xử đặt lại thì lại để lỗ hổng. Khiến khí và mùi hôi từ bể phốt bốc lên nhà vệ sinh. Bể phốt đầy sẽ tràn lên đường ống và khí sẽ thoát lên bồncầu của bạn.

Tắc đường ống thông khí ở dưới bể phốt. Có thể mùi hôi không xuất phát từ bồn cầu mà có thể là từ đường thoát sàn, dò bên ngoài hoặc do nguyên nhân nào đó khác. Đây là những nguyên nhân chính. Bạn hãy xem biểu hiện cũng như các khắc phục các sự cố này nha.

Dưới đây là một số cách vệ sinh bồn cầu bằng những thứ có sẵn trong nhà vô cùng đơn giản, hiệu quả.

 

Bỏ một tép tỏi vào bồn cầu

Vệ sinh bồn cầu siêu đơn giản mà lại hiệu quả bằng nguyên liệu có sẵn

Tỏi chứa chất allicin - một chất tạo mùi và là kháng sinh tự nhiên. Nó có tác dụng mạnh hơn cả penicillin. Tỏi không chỉ có tác dụng diệt các loại vi khuẩn như E. coli và Salmonella mà còn diệt nấm.

Nấm ở trong bồn cầu cũng có thể bị tỏi tiêu diệt. Vì vậy, ném một tép tỏi vào bồn cầu là một phương pháp diệt khuẩn có hiệu quả.

Bạn nên làm việc này vào ban đêm, khi nhà vệ sinh không có người sử dụng. Chỉ cần bóc một tép tỏi và bỏ vào bồn cầu. Sáng hôm sau xả nước là các nấm mốc, mùi hôi của bồn cầu sẽ được giải quyết.

 

Thực hiện cách này 2 lần/tuần, bồn của của nhà bạn sẽ không còn bị mốc hay bị bốc mùi nữa.

Khử mùi hôi của bồn cầu bằng baking soda

Vệ sinh bồn cầu siêu đơn giản mà lại hiệu quả bằng nguyên liệu có sẵn

Baking soda có tính tẩy rửa, khử mùi rất tốt nên nhiều người dùng để vệ sinh, làm sạch bồn sầu.

Bạn chỉ cần đổ bột baking soda đã hòa với nước rửa vào bồn cầu. Sau đó, dùng bạn chải có sạch. Các vết bẩn, mùi hôi sẽ biến mất.

 

Khử mùi hôi bồn cầu bằng giấm

Giấm có thể diệt vi khuẩn và khử mùi hôi rất tốn. Bạn có thể đổ giấm vào bồn cầu và để qua đêm. Sáng hôm sau xả nước, bạn sẽ thấy các vết bẩn, vết ố vàng đã được xử lý nhanh gọn. Để nhà vệ sinh luôn thơm mát, bạn nên định kỳ vệ sinh bồn cầu, sàn nhà.

Khử mùi hôi bồn cầu bằng tinh dầu

Vệ sinh bồn cầu siêu đơn giản mà lại hiệu quả bằng nguyên liệu có sẵn

Đổ vài giọt tinh dầu yêu thích vào bồn cầu sẽ giúp loại bỏ mùi hôi khó chịu trong nhà vệ sinh. Sử dụng các loại tinh dầu có mùi hương đậm sẽ có tác dụng tốt hơn.

 

Sử dụng diêm để khử mùi của bồn cầu

Bạn đốt một que diêm và thả xuống bồn cầu. Mùi lưu huỳnh cháy sẽ tỏa ra và che đậy mùi hôi khó chịu của bồn cầu.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm