Đời sống

Vì sao trẻ khô môi, khắc phục thế nào?

Môi của trẻ sơ sinh bị khô luôn là hiện tượng bất thường cần có biện pháp can thiệp tránh để nứt, loét gây đau đớn cho bé.

Chuyên gia Đông y chia sẻ: 4 loại thực phẩm dân dã rẻ bèo cực kỳ tốt cho việc chống lão hóa / 4 thực phẩm chứa aflatoxin gây ung thư số 1 thế giới, nhưng chúng ta vẫn sử dụng mỗi ngày

Những nguyên nhân gây khô môi ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh khô môi do mất nước

Nguyên nhân gây mất nước do hai yếu tố chủ yếu sau: một là thời tiết khô, lạnh sẽ làm độ ẩm trong không khí giảm xuống thấp khiến cho môi trở nên khô cứng; thứ hai là điều kiện thời tiết cũng có thể khiến béra nhiều mồ hôiliên tục.

Nguyen nhan va cach dieu tri kho moi o tre so sinh 2 Giadinhvietnam

Ảnh minh họa

Thêm vào đó, nếu số lượng thức ăn bé cần không đáp ứng đủ nhu cầu cần thiết, cơ thể sẽ không đủ nước. Điều này chắc chắn sẽ dẫn đến tình trạng môi khô. Một số dấu hiệu mất nước ở trẻ mà mẹ có thể nhận biết là:

Mắt trũng

Khóc không có nước mắt

Bàn tay và bàn chân lạnh

Nhịp tim nhanh

 

Có một điểm mềm trên đầu của trẻ

Thiếu hụt dinh dưỡng

Sự hiện diện của đôi môi nứt nẻ là một dấu hiệu khác cho thấy chế độdinh dưỡnghiện tại của bé là không đáp ứng đủ nhu cầu. Nếu một đứa trẻ sơ sinh được chẩn đoán có hàm lượngchất dinh dưỡngnhất định trong cơ thể thấp hơn, đôi môi của bé sẽ không giữ được độ ẩm. Điều này càng trở nên trầm trọng hơn khi cơ thể trẻ có hệ miễn dịch yếu kém.

Nguyen nhan va cach dieu tri kho moi o tre so sinh 1 Giadinhvietnam

Ảnh minh họa

Mút hoặc liếm môi

Nhiều người có suy nghĩ sai lầm rằng hành động liếm môi thường xuyên sẽ làm cho môi đỡ bị nứt hơn. Tuy nhiên, nước bọt thường nhanh chóng bay hơi sau khi liếm, bởi thế nó sẽ càng làm cho môi mất đi độ ẩm tự nhiên và mau chóng bị khô, nứt hơn. Cộng thêm việc trẻ nhỏ liên tục thè lưỡi và liếm môi thì có lẽ mẹ đã hiểu tại sao môi trẻ bị khô rồi đấy.

Khô môi do bé thở bằng miệng

Việc bé thở bằng miệng cho phép không khí tràn xung quanh môi liên tục. Luồng không khí này sẽ lấy đi bất kỳ độ ẩm nào mà nó lướt qua trên đường đi. Sự hiện diện của một căn bệnh liên quan như nghẹt mũi thường dẫn đến việc trẻ thở bằng miệng và khiến môi bị nứt nẻ, khó chịu.

 

Do sự thay đổicủa thời tiết

Trẻ nhỏ cần phải ở trong một môi trường an toàn và được kiểm soát, đặc biệt là khi chúng vừa mới sinh ra vì da của chúng không quen với sự khắc nghiệt của thời tiết. Mùa hè nóng bức, mùa đông lạnh giá hoặc những ngày gió lớn, nắng nhiều có thể khiến cho đôi môi bé nhỏ của trẻ bị khô, nứt.

Dấu hiệu nhận biết khô môi ở trẻ sơ sinh

Đối với một đứa trẻ sơ sinh bị nứt nẻ môi, các triệu chứng có thể là: Môi bị khô rõ rệt hơn so với môi của bạn, các vết nứt xuất hiện trên bề mặt môi có thể sâu hơn. Vùng da quanh môi bắt đầu có màu sẫm hơn. Môi bị đau và có màu hơi đỏ, các vết nứt nghiêm trọng sẽ khiến máu chảy ra nhiều.

Nguyen nhan va cach dieu tri kho moi o tre so sinh 3 Giadinhvietnam

Ảnh minh họa

Cách điều trị tình trạng khô môi ở trẻ sơ sinh

Điều tốt nhất và dễ làm nhất giúp bạn khắc phục tình trạng khô môi ở trẻ sơ sinh là thoa một ítsữa mẹlên môi của con. Bên cạnh hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, sữa mẹ còn có đặc tính làm mềm da và kháng khuẩn. Khi bạn dùng ngón tay hoặc tăm bông thấm sữa mẹ bôi vào môi con, bé sẽ bớt khó chịu.

Trong một số trường hợp, trẻ bị khô môi do không bú đủ lượng sữa cần thiết mỗi ngày. Các bác sĩ nhi khoa cho biết hầu hết trẻ sơ sinh cần được bú từ 8-12 lần mỗi ngày, tức là cứ sau 2-3 giờ, bé cần được bú 1 lần.

 

Bạn cũng có thể sử dụng loạison dưỡng môitự nhiên dành riêng cho trẻ sơ sinh, bôi trực tiếp vào môi của con hoặc bôi vào núm vú để môi con tiếp xúc trực tiếp với các hoạt chất dưỡng môi khi bú mẹ. Nếu không muốn dùng son dưỡng môi, bạn có thể thay bằng dầu dừa.

Nguyen nhan va cach dieu tri kho moi o tre so sinh Giadinhvietnam

Ảnh minh họa

Cách phòng ngừa tình trạng khô môi ở trẻ sơ sinh

Phòng ngừa là cách tốt nhất giúp con bạn tránh khỏi hiện tượng môi khô hoặc nứt nẻ. Điều đầu tiên và quan trọng nhất cần làm cho bé bú đủ lượng sữa cần thiết mỗi ngày.

Đảm bảo nhiệt độ trong phòng hoặc trong nhà duy trì ở mức lý tưởng. Một chiếcmáy tạo độ ẩmvào mùa đông hoặc những ngày thời tiết hanh khô sẽ giúp bạn làm được điều này.

Để tránh hiện tượng khô môi ở trẻ sơ sinh do thời tiết bên ngoài, mỗi lần cho con ra ngoài, đặc biệt là khi trời nhiều gió hoặc nắng gắt, bạn hãy che mặt con bằng khẩu trang vải mềm hoặc khăn choàng thoáng khí.

 

Khi đã áp dụng tất cả biện pháp điều trị hoặc phòng ngừa khô môi cho trẻ tại nhà mà tình hình vẫn không được cải thiện, bạn cần đưa con đếnbệnh việnđể được bác sĩ tư vấn và chẩn đoán tình trạng sức khỏe của con.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm