Viêm tai giữa ở trẻ em - Coi chừng biến chứng nguy hiểm
Đổ mồ hôi là điều bình thường, nhưng nếu xuất hiện ở những nơi này, chứng tỏ sức khỏe có vấn đề, 1 vị trí là dấu hiệu của đột quỵ / Có 5 món ăn sáng rất quen thuộc nhưng lại không hề tốt cho sức khỏe, đặc biệt khiến bạn tăng cân nhanh chóng
Viêm tai giữa là gì?
Ảnh minh họa.
Viêm tai giữa là một nhóm các bệnh ở tai giữa, là sự tổn thương và viêm nhiễm xuất hiện trong tai giữa do các loại vi khuẩn sinh sôi và phát triển trong tai hoặc bị tác động từ các yếu tố bên ngoài môi trường.
Có hai dạng chính là viêm tai giữa cấp tính và viêm tai giữa có dịch tiết.
Viêm tai giữa cấp là sự viêm nhiễm dai dẳng ở tai giữa. Bệnh này có thể là nguyên nhân đang xảy ra làm tổn thương tai giữa và màng nhĩ, tổn thương kéo dài có thể làm chảy dịch liên tục qua lỗ thủng màng nhĩ.
Viêm tai giữa có dịch tiết là tình trạng tai giữa có dịch không nhiễm trùng trong hơn ba tháng. Bệnh thường không có các triệu chứng cơ năng rõ ràng, đôi khi người bệnh chỉ có cảm giác đầy nặng tai.
Các dạng trên đều có thể liên quan đến tình trạng khiếm thính ở bệnh nhân. Mất thính lực trong viêm tai giữa có dịch tiết do bệnh kéo dài, có thể ảnh hưởng đến khả năng học ở trẻ mắc bệnh. Hiện tượng viêm tai giữa cấp tính có thể chuyển dần thành viêm tai giữa có mủ, chảy mủ hoặc thanh dịch nếu không có biện pháp xử lý đúng cách.
Viêm tai giữa ở trẻ em tiềm ẩm nhiều nguy hiểm
Ở trẻ nhỏ, viêm tai giữa thường phát sinh sau những đợt viêm mũi họng, gây ra tình trạng bội nhiễm tạo dịch mủ trong tai giữa.
Chất dịch mủ có thể làm thủng màng nhĩ chảy ra ngoài tai hoặc tích tụ trong vùng tai giữa gây đau tai và giảm một phần khả năng nghe. Viêm tai giữa ban đầu là thể cấp tính nếu không được điều trị kịp thời lâu ngày sẽ làm tổn thương niêm mạc tai và trở thành viêm tai giữa mạn tính.
Trẻ nhỏ rất dễ bị viêm tai giữa.
PGS. TS Nguyễn Thị Hoài An nguyên Trưởng khoa Nhi bệnh viện Tai mũi họng Trung ương hiện đang công tác ở Bệnh viện Đa khoa An Việt cho rằng, có nhiều nguyên nhân gây viêm tai giữa, trong đó viêm tai giữa ở trẻ em là do cấu tạo vòi nhĩ lúc này phát triển chưa đầy đủ, kích thước ngắn. Vì thế, các loại vi khuẩn, dịch tiết ở họng, mũi dễ lan đến tai và gây bệnh.
Những trẻ đang mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan, viêm mũi… cũng có nguy cơ mắc viêm tai giữa nhiều hơn.
Những người làm việc trong các môi trường bụi bẩn, tắm ở nguồn nước không đảm bảo, hay bị nước vào tai khi đi bơi cũng sẽ có nguy cơ bị viêm tai giữa cao.
Các biến chứng có thể xảy ra sau khi bị viêm tai giữa
Thủng màng nhĩ, xơ nhĩ
Liệt mặt
Viêm tai xương chũm, cholesteatoma
Nghe kém dẫn truyền, tiếp nhận, hỗn hợp
Nặng hơn là các biến chứng nội sọ: Viêm màng não, áp-xe não…
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Có cần rút phích cắm nồi cơm điện sau khi cơm chín hay không: Câu trả lời thật bất ngờ!
Muốn cây kim tiền phát tài, phát lộc? Đừng bỏ qua 5 bí quyết quan trọng này!
Người xưa dặn ở đời có 4 cái 'ngu', vậy cái nào là ngu nhất?
Muỗi sợ nhất cái này, chỉ cần bạn đặt một cái ở nhà, thì dù không đốt nhang muỗi cũng không thấy một con muỗi nào
Đừng vứt bỏ đồ lót cũ mà bạn không mặc! 3 thứ này rất hữu ích, hãy thử sửa nhé!
Hai lỗ trên phích cắm điện dẹt dùng để làm gì?