"3 tại chỗ” bộc lộ nhiều bất cập, doanh nghiệp đề xuất thí điểm phương án “người lao động đi làm từ nhà”
Doanh nghiệp bức xúc khi xe vận chuyển hàng hoá có mã QR vẫn bị làm khó khi qua chốt / TP Hồ Chí Minh: Nhân viên siêu thị, cửa hàng tiện lợi được ra đường sau 18h
Theo phản ánh của các doanh nghiệp, giải pháp "3 tại chỗ" hay“1 cung đường 2 điểm đến” sau một thời gian triển khai cũng bộc lộ những bất cập nhất định, đặc biệt tại các tỉnh phía Nam. Khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp khi thực hiện "3 tại chỗ" là cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp không đủ điều kiện đáp ứng công tác phòng chống dịch, chi phí thực hiện lớn. Bên cạnh đó, quy định, hướng dẫn của các cơ quan liên quan chưa cụ thể, thiếu nhất quán khiến doanh nghiệp lúng túng trong quá trình thực hiện.
Không chỉ vậy, các doanh nghiệp cho rằng, khi thấy có một số bất cập xảy ra, thay vì tìm giải pháp tháo gỡ, hỗ trợ doanh nghiệp, các tỉnh lại ra quy định dừng thực hiện "3 tại chỗ" làm ảnh hưởng đến những doanh nghiệp có đủ điều kiện triển khai.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng đang gặp nhiều khó khăn như xe đưa đón nhân viên, xe cung cấp bữa ăn cho nhân viên bị giữ lại tại các chốt kiểm soát, gây chậm trễ không đáng có, ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của người lao động. Nhiều doanh nghiệp cho biết, hiện đang có những lao động ở nhà có thể tham gia lực lượng sản xuất. Các doanh nghiệp cũng rất cần những người lao động có tay nghề cao đến công ty để bổ sung, phần nào phục hồi quy mô sản xuất và góp phần duy trì chuỗi cung ứng.
Từ những thực tế đó, các doanh nghiệp cho rằng cần có quy định về hình thức tổ chức sản xuất trong điều kiện vừa thực hiện cách ly, vừa sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh. Ngoài các quy định về hình thức "3 tại chỗ", "1 cung đường 2 điểm đến", bổ sung các hình thức khác cho doanh nghiệp được lựa chọn.
Các doanh nghiệp cho biết, sau thời gian dài thực hiện mô hình "3 tại chỗ" hay "1 cung đường 2 điểm đến" đã phát sinh nhiều bất cập.
Đặc biệt, doanh nghiệp cho rằng cần có các quy định cụ thể đối với trường hợp người lao động được về nhà, có cam kết của doanh nghiệp với địa phương, người lao động với doanh nghiệp, và di chuyển bằng phương tiện cá nhân giữa nơi ở của gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh (bảo đảm các biện pháp an toàn tương tự trường hợp F1 tự cách ly tại gia đình và di chuyển theo tuyến cố định, không dừng đỗ dọc đường).
Bên cạnh đó, doanh nghiệp kiến nghị bổ sung quy định cụ thể đối với trường hợp người lao động dừng tham gia "3 tại chỗ" giữa chừng và trở về nơi cư trú để người lao động yên tâm đăng ký tham gia "3 tại chỗ".
Từ những khó khăn trên, mới đây Chi hội doanh nghiệp Khu Công nghệ cao TP Hồ Chí Minh (SBA) đã có văn bản kiến nghị Ban Quản lý Khu Công nghệ cao (CNC) thành phố, Hiệp hội các Doanh nghiệp Khu Công nghiệp TP Hồ Chí Minh (HBA) về phương án thí điểm người lao động đi làm từ nhà.
Theo SBA, kể từ ngày 15/7 đến nay đã tổ chức triển khai phương án vừa lưu trú vừa sản xuất theo các phương thức "3 tại chỗ", "1 cung đường 2 điểm đến", toàn bộ kinh phí phát sinh đều do các doanh nghiệp đầu tư cho người lao động. Phần chi phí này là rất lớn, ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới ngân sách và kế hoạch hoạt động của doanh nghiệp.
Do đó, SBA đề xuất thí điểm cho người lao động đi làm từ nhà với thời gian cụ thể 14 ngày, bắt đầu từ 16/8 - 30/8/2021 cho Công ty Intel Products Việt Nam và Công ty Datalogic Việt Nam. Hai doanh nghiệp này sẽ triển khai cho người lao động có tay nghề cao và vị trí cốt cán trong quy trình sản xuất của nhà máy. Đây đều là những người lao động đã được tiêm vaccine mũi 1.
Số lượng được phép thí điểm không quá 300 người, trước mắt sẽ bắt đầu bằng nhóm nhỏ. Người lao động thuộc nhóm thí điểm sẽ ký cam kết chỉ di chuyển giữa nhà và công ty, tuân thủ 5K cũng như các yêu cầu phòng dịch của địa phương khi ở nhà.
Khi thực hiện, người lao động đồng thời ký cam kết những người sống chung (nếu có) cũng không rời khỏi nơi cư trú trong suốt thời gian người lao động tham gia phương án đi làm từ nhà, và họ cũng sẽ được làm xét nghiệm tại nhà, chi phí xét nghiệm do doanh nghiệp chi trả.
Đặc biệt, người lao động sẽ phải cài ứng dụng do khu công nghệ cao chỉ định trong lúc đi - về hoặc một hình thức kiểm soát kỷ luật đi đường tương đương. Phương án thí điểm này vẫn được phép tiếp tục cho dù doanh nghiệp có phát hiện ca dương tính, với tỷ lệ phải thấp hơn 10% tổng số người lao động làm thí điểm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo