10 yếu tố quyết định sự tồn, vong của một doanh nghiệp
Thị trường BĐS 'đứng hình' có thể khiến doanh nghiệp phá sản / 6.100 doanh nghiệp phá sản trong năm tháng đầu 2020
Để một doanh nghiệp có thể tồn tại và lớn mạnh cần sự kết hợp của rất nhiều yếu tố từ con người, công nghệ, tài chính, tư duy, chiến lược. Thực tế cho thấy có rất nhiều doanh nghiệp đã không thể đi được đến đích, chịu tổn thất nặng nề và phải phá sản, giải thể vì nhiều nguyên nhân khác nhau cả chủ quan lẫn khách quan.
Mới đây, chị Lê Thị Ánh Hằng - Chuyên viên Ban Quản lý Đào tạo, Học viện Chính trị khu vực II đã gửi thư về hòm thư bạn đọc của Tạp chí Doanh nghiệp Việt Nam chia sẻ những góc nhìn của chị về những yếu tố quyết định đến sự tồn, vong của một doanh nghiệp. Theo chị Ánh Hằng, hệ thống doanh nghiệp bị gãy đều có lý do của nó. Điều quan trọng là chúng ta phải tìm ra được và khắc phục.
Vốn là một người thích nghiên cứu về các vấn đề kinh tế, trong nội dung chia sẻ của mình chị cũng đưa ra những lý do chính giải thích cho việc hầu hết các hệ thống doanh nghiệp ở Việt Nam đều dễ bị đứt gãy và phát triển không bền vững.
Chị Lê Thị Ánh Hằng - Chuyên viên Ban Quản lý Đào tạo, Học viện Chính trị khu vực II.
Theo chị Hằng, hiện nay đã số các chủ doanh nghiệp đều đang mắc phải một vấn đề chung đó là tầm nhìn còn quá nhỏ bé và hạn hẹp, chưa đủ tầm cũng như không định hướng được những bước phát triển tiếp theo của doanh nghiệp trong tương lai.
Bên cạnh đó, tính kỷ luật thấp cũng là một vấn đề cần lưu ý. Chị cho rằng những người có tình kỷ luật cao sẽ tạo ra những kết quả tuyệt vời vì họ luôn là người có trách nhiệm với công việc, tập thể và ngược lại. Những người có tính kỷ luật thấp thường khó đạt được kết quả như mình mong muốn.
Với những kinh nghiệm mà mình đã được chứng kiến và trải qua khi tiếp xúc và tư vấn cho các doanh nghiệp, chị Hằng khẳng định nếu không có lòng biết ơn sẽ không tạo ra được đội nhóm tốt. Tuy nhiên, thực tế nhiều doanh nghiệp vẫn không có lòng biết ơn. Theo chị, từng hành vi nhỏ sẽ chạm đến trái tim của những đồng đội, khi chúng ta biết chia sẻ yêu thương và nhìn nhận những thành quả, công lao của những người đi trước thì ta mới thành công như hôm nay.
Không đào tạo hay truyển cảm hứng được cho đội nhóm cũng là một nguyên nhân được chị Hằng nhắc tới. Chị cho rằng, người lãnh đạo doanh nghiệp không có chuyên môn, không trực tiếp làm những công việc mình quản lý và điều hành thì khó dẫn dắt đội nhóm đi đến thành công. Người lãnh đạo phải là người đồng cam cộng khổ mới chia sẻ được vất vả của đồng đội, chứ không phải không biết gì hoặc la hét khi thấy công việc không thành công, như thế đội nhóm sẽ đánh giá người lãnh đạo có trình độ thấp. Xét về lâu dài dễ phá sản hoặc kém phát triển doanh nghiệp.
Việc hiểu biết về cách làm Marketing và cách bán hàng tuyển sỉ hiệu quả cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự phát triển vững mạnh của một doanh nghiệp. Tuy nhiên theo chị Hằng quan sát thì hiện nay có rất nhiều các doanh nghiệp vẫn chưa biết cách làm Marketing cũng như cách bán hàng tuyển sỉ một cách hiệu quả. Cùng với đó, các doanh nghiệp cũng đang phải loay hoay không biết cách tạo đội nhóm vững mạnh.
Theo chị Hằng, muốn doanh nghiệp tồn tại và phát triển thì người lãnh đạo doanh nghiệp phải:
Luôn trang bị kiến thức cho bản thân và đội nhóm, nhất là thời buổi công nghệ thông tin 4.0, lãnh đạo phải biết cách sử dụng số hóa phần mềm để quản lý một cách hiệu quả nhất.
Khuyến khích, động viên, tuyên dương những nhân viên giỏi, năng lực, trách nhiệm, sáng tạo, có kết quả cao trong công việc.
Chọn những nhóm trưởng có thâm niên công tác, kinh nghiệm, chuyên môn tốt để dẫn dắt từng đội nhóm nhỏ, bên cạnh đó phải có chế độ khen thưởng, lương bổng cho những người nhóm trưởng để khích lệ tinh thần cùng tiến.
Quan tâm và động viên từng thành viên đúng lúc để họ có tinh thần cống hiến và phát triển công việc tốt hơn cho doanh nghiệp.
Sa thải những nhân viên làm việc không hiệu quả, tham vặt, gây thất thoát tài sản, giao tiếp khách hàng không văn minh, lịch sự, không có sáng kiến trong kinh doanh chỉ nghĩ công việc thủ công là đủ, không chịu phát triển bản thân...
Dựa vào những nghiên cứu và kinh nghiệm của mình chị Hằng đã chỉ ra 10 yếu tố quyết định đến sự tồn, vong của một doanh nghiệp.
Cùng với đó, các chủ doanh nghiệp cần có kiến thức về tài chính ít nhất đọc được bản thu chi, ứng dụng phần mềm quản lý. Định hướng tương lai cho toàn doanh nghiệp phát triển tạo ra tiền nhiều hơn và tái đầu tư sinh lãi vốn, dòng tiền. Nhưng trên thực tế hiện nay, các chủ doanh nghiệp đều không có kiến thức tài chính, không tạo ra tiền, không giữ được tiền, chị Hằng cho biết.
Thiếu kỹ năng quản trị cũng là một vấn đề nan giải hiện nay. Đa số các chủ doanh nghiệp không biết cách tổ chức, kiểm tra, giám sát, đôn đốc công việc từng bộ phận và từng thành viên. Theo chị, các chủ doanh nghiệp phải biết cách phân chia công việc hợp lý trong một đội nhóm, các thành viên cùng trình độ được làm cùng những công việc như nhau, số lượng công việc như nhau, hưởng lợi ích như nhau. Ưu tiên những người có kiến thức, chuyên môn, thâm niên, làm việc hiệu quả những mức thưởng, lương hợp lý.
Bên cạnh đó, việc sử dụng nhân sự chưa đúng, cào bằng giữa người giỏi, người dở, người có kinh nghiệm và người không kinh nghiệm, người có chuyên môn tốt và người không chuyên môn. Thậm chí không phân biệt được ai như thế nào, đây chính là nguyên nhân mất lửa trong việc truyền cảm hứng cho những người có năng lực thật sự, chị Hằng chia sẻ.
Yếu tố cuối cùng chị Hằng đưa ra về nguyên nhân khiến các doanh nghiệp phải suy vong đó là chủ doanh nghiệp không có đạo đức nghề nghiệp Nếu lãnh đạo doanh nghiệp không có tâm, không có tầm, tham lam, gian dối, không tạo được chứ Tín và Tin trong kinh doanh thì doanh nghiệp đó sẽ khó phát triển rộng lớn ra Thế giới và sẽ phá sản trong tình hình phát triển xã hội như hiện nay.
End of content
Không có tin nào tiếp theo