Hỗ trợ doanh nghiệp

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: Cơ hội và thách thức cho hàng Việt

(DNVN) - Các chuyên gia cho rằng, cuộc đụng độ giữa Mỹ và Trung Quốc hiện nay cũng có thể xem là cơ hội cho Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng có tiềm năng lớn như đồ gỗ nội thất, nông – thủy sản, vali – túi xách…

"Người tình tin đồn Mỹ Tâm" Dương Ngọc Minh "vớ đậm" nhờ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung / Giải pháp duy nhất kết thúc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tiếp tục leo thang khi từ ngày 24/9, Tổng thống Donald Trump áp thuế 10% với 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Thuế suất này sẽ tăng lên 25% kể từ ngày 1/1/2019. Như vậy, tổng giá trị hàng hóa Trung Quốc bị Mỹ áp thuế tăng lên 250 tỷ USD, khoảng một nửa giá trị xuất khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ năm 2017.

Đáp trả động thái trên của Mỹ, Bắc Kinh dự kiến đáp trả bằng thuế suất 5 - 10% lên 60 tỷ USD hàng hóa của Washington vào cùng thời điểm. Điều này kiến ông Trump bỏ ngỏ khả năng triển khai thêm kế hoạch áp thuế với 267 tỷ USD hàng hóa khác của Trung Quốc.

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tiếp tục leo thang (Ảnh: TL)

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tiếp tục leo thang (Ảnh: TL)

Xuất khẩu Việt Nam hưởng lợi

Tại buổi giới thiệu về chương trình hội thảo “Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung: Cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam” do Trường Doanh nhân BizLight tổ chức tại TP.HCM ngày 26/10, các chuyên gia cho rằng nhiều ngành hàng của Việt Nam sẽ có cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Mỹ.

TS. Bùi Quang Tín, Giám đốc Trường Doanh nhân BizLight cho biết, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu nhiều tác động của cuộc chiến tranh thương mại khi cả Mỹ và Trung Quốc đều là đối tác thương mại quan trọng hàng đầu.

Theo phân tích của TS. Bùi Quang Tín, với lần đánh thuế mới nhất của Mỹ lên 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc thì giá trị hàng hóa tương đồng với sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam đã lên tới gần 13 tỷ USD.

 

"Như vậy thì các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam tương đồng với Trung Quốc sẽ có lợi thế cạnh tranh, cơ hội thay thế thị phần của Trung Quốc tại thị trường Mỹ là khả quan", ông Tín phân tích.

Cá tra, basa là một trong những mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu lớn của Việt Nam (Ảnh:TL)

Cá tra, basa là một trong những mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu lớn của Việt Nam (Ảnh:TL)

Còn với nhận định của TS. Sử Ngọc Khương, Giám đốc Đầu tư Savills Việt Nam, cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung là một trong những vấn đề gây biến động lớn nhất tới kinh tế thế giới trong năm 2018, nó tạo ra cơ hội xuất khẩu cho nhiều mặt hàng của Việt Nam.

 

"Nhiều mặt hàng Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu lớn như đồ gỗ nội thất, nông – thủy sản, vali – túi xách khi cuộc chiến tranh thương mại giữa hai cường quốc tiếp tục leo thang", ông Khương nói.

Theo TS. Sử Ngọc Khương, trước đây nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước thường đi sau với quy mô nhỏ lẻ so với các nước trong khu vực, đặc biệt các ngành nông - thủy sản, vì vậy việc hỗ trợ các doanh nghiệp này là rất cần thiết trong thời điểm hiện tại.

Tại buổi giới thiệu về chương trình hội thảo “Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung: Cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam”, các chuyên gia cho rằng, các cấp chính quyền cần phải vạch ra một phương án cụ thể để cản trở những mặt hàng Trung Quốc đưa Việt Nam rồi mang danh nghĩa của Việt Nam xuất khẩu đi các nước khác, đặc biệt là Mỹ.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ còn nhiều rào cản

Bên cạnh những mặt có lợi khi cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung diễn ra, mà theo các chuyên gia vẫn còn nhiều rào cản đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

 

Cụ thể, TS. Sử Ngọc Khương nhận định, phần lớn doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đều là doanh nghiệp vừa và nh. Đây là những doanh nghiệp ít cập nhật thông tin thị trường, đặc biệt là thị trường thế giới.

Ngoài ra, năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp còn hạn chế nên khó bắt kịp những cơ hội mang tính bất ngờ. Trong khi đó, Mỹ là một trong những thị trường yêu cầu chất lượng hàng hóa cao và nghiêm ngặc, nhất là khâu kiểm soát nguồn gốc thực phẩm.

Theo các chuyên gia, điều cần thiết vào lúc này là phải có sự định hướng và cơ chế hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm (Ảnh: ĐL)

Theo các chuyên gia, điều cần thiết vào lúc này là phải có sự định hướng và cơ chế hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm (Ảnh: ĐL)

Còn theo ông Hà Huy Cường - Phó TGĐ ngân hàng ABBank cho rằng, vấn đề máu chốt mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ mắc phải hiện nay đó là nguồn vốn, đặc biệt là các doanh nghiệp mới thành lập.

 

"Trong cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ - Trung, các doanh nghiệp vừa và nhỏ là đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Hiện nay rất ít ngân hàng có chính sách và chiến lược cụ thể để bảo vệ các doanh nghiệp vừa và nhỏ một cách rõ nét, như vậy chúng ta cần phải suy nghỉ một cách toàn thể cho vấn đề này", ông Cường nói.

Theo các chuyên gia, điều cần thiết vào lúc này là phải có sự định hướng và cơ chế hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm. Từ đó, có thể giúp các doanh nghiệp đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng, giá cả cạnh tranh tại thị trường Mỹ. Song song với đó, các doanh nghiệp cần chủ động nắm bắt cơ hội xuất khẩu vào M, đồng thời cần phải chặt chẽ trong việc xác nhận hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ Việt Nam khi xuất khẩu sang Mỹ, đặc biệt là với các hàng hóa Trung Quốc tạm nhập.

Đức Linh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm