Đà Lạt: Triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp
Festival Hoa Đà Lạt lần thứ 10 năm 2024 có gì đặc sắc? / Đà Lạt treo thưởng lớn cuộc thi sáng tạo phim ngắn dịp Festival hoa
Linh hoạt trong chỉ đạo điều hành
Theo UBND TP Đà Lạt, trong thời gian qua, địa phương đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ giải pháp về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh.
Ông Đặng Quang Tú - Chủ tịch UBND TP Đà Lạt, trao đổi, chia sẻ thông tin với doanh nghiệp tại buổi tiếp và làm việc với doanh nghiệp, nhà đầu tư được UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức định kỳ hàng tháng.
Tiếp tục đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Chủ động, linh hoạt trong quản lý điều hành phù hợp với pháp luật, nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp. Kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp khi cần thiết.
Các phòng, ban, đơn vị tiếp tục tăng cường trách nhiệm trong công tác chỉ đạo, điều hành, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ, kỷ luật, kỷ cương hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao. Bảo đảm không còn tình trạng cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý có hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà đối với người dân, doanh nghiệp.
Quyết liệt cải cách thủ tục hành chính
Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính nhằm xây dựng nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, tập trung vào nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, cải cách tổ chức bộ máy, cơ quan hành chính nhà nước các cấp, đơn vị sự nghiệp công lập tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Hiện đại hoá nền hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, nâng cao chất lượng dịch vụ công; cải cách thủ tục hành chính (TTHC) nhằm rút ngắn về thời gian, giảm về kinh phí, đáp ứng nhu cầu thiết thực của người dân và doanh nghiệp trong giải quyết TTHC.
Tiếp tục quyết liệt cải cách TTHC theo hướng hiệu quả, thực chất. Rà soát, đánh giá TTHC trong quá trình thực hiện, đề xuất loại bỏ các thủ tục rườm rà, chồng chéo dễ bị lợi dụng để tham nhũng, gây khó khăn cho người dân, tổ chức; loại bỏ các thành phần hồ sơ không cần thiết, không hợp lý; tích hợp, cắt giảm mạnh các mẫu đơn, tờ khai và các giấy tờ có nội dung thông tin trùng lắp trên cơ sở ứng dụng các công nghệ số và các cơ sở dữ liệu sẵn có.
Yêu cầu các phòng, ban chuyên môn chấp hành nghiêm chế bộ công vụ, kỷ luật, kỷ cương hành chính, quy chế làm việc, văn bản chỉ đạo của UBND thành phố, tuân thủ quy trình nội bộ giải quyết TTHC đã được UBND tỉnh ban hành, thống nhất cách hiểu các quy định pháp luật trong việc giải quyết TTHC đối với người dân và doanh nghiệp.
Thường xuyên, kịp thời công khai TTHC dưới nhiều hình thức khác nhau, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tìm hiểu và thực hiện.
Nâng cao tính minh bạch, đẩy mạnh chuyển đổi số
Tiếp tục thực hiện công khai 100% thông tin, tài liệu (trừ tài liệu mật) với các nội dung về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch ngành, quy hoạch tỉnh và các văn bản quy phạm phát luật, các TTHC, chủ trương, định hướng thu hút đầu tư, các chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp và các thông tin khác mà cơ quan nhà nước có trách nhiệm phải cung cấp theo quy định pháp luật tới các doanh nghiệp, nhà đầu tư khi họ có yêu cầu.
Lãnh đạo các cấp của TP Đà Lạt luôn quan tâm, chia sẻ với cộng đồng doanh nghiệp.
Đẩy mạnh và phát huy hơn nữa hiệu quả cổng thông tin điện tử thành phố; thường xuyên cập nhật thông tin, cung cấp đầy đủ các dữ liệu về quy hoạch, cơ chế chính sách cũng như hướng dẫn theo hướng ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu và có chỉ dẫn rõ ràng để thuận tiện tra cứu.
Tiếp tục xây dựng thành phố thông minh, phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số tổng thể, toàn diện, có mô hình hoạt động được thiết kế, vận hành dựa trên dữ liệu và công nghệ số để đưa hoạt động của các cấp chính quyền lên môi trường số, bảo đảm an toàn thông tin; thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số để thay đổi mô hình quản trị, kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, tạo ra các giá trị mới cho xã hội.
Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC, tập trung giải quyết TTHC trên môi trường điện tử. Chuẩn hoá, điện tử hoá quy trình nghiệp vụ xử lý hồ sơ, trao đổi văn bản trên môi trường mạng; số hoá kết quả giải quyết TTHC để nâng cao tính công khai, minh bạch, rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí. Nâng tỷ lệ cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình trên tổng số TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết tại các cấp chính quyền.
Tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp công nghệ số tham gia chuyển đổi số, các doanh nghiệp nhỏ và vừa được tiếp cận, tham gia chương trình SMEdx.
Đối thoại, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
Lãnh đạo thành phố, các phòng, ban, đơn vị luôn tăng cường đối thoại, gặp gỡ, tiếp xúc với doanh nghiệp, nhà đầu tư (đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa) nhằm tạo ra sự thân thiết, gần gũi giữa chính quyền và doanh nghiệp. Đồng thời nắm bắt kịp thời các khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực ngành, địa phương quản lý để báo cáo, tham mưu UBND tỉnh, sở, ngành giải quyết, tháo gỡ triệt để.
Tiếp tục tổ chức triển khai hiệu quả các kênh thông tin tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị của nhà đầu tư, doanh nghiệp như: tổ công tác, ứng dụng “Đà Lạt trực tuyến”, mạng xã hội, trang mạng, hòm thư, báo đài, các tổ chức hội doanh nghiệp và đặc biệt là kênh tiếp nhận thông tin qua bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh.
Tiếp tục triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thúc đẩy sản xuất kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh trong chuỗi giá trị. Tổ chức thực hiện, triển khai linh hoạt các chính sách hỗ trợ, tháo gỡ kịp thời các nút thắt, điểm nghẽn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong quá trình sản suất, kinh doanh như việc tiếp cận tín dụng, nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại, tìm kiếm khách hàng, chuỗi cung ứng hàng hoá.... các TTHC liên quan đến đất đai, xây dựng, phòng cháy chữa cháy... để các doanh nghiệp sớm đưa dự án đi vào hoạt động.
Tăng cường công tác phối hợp, trao đổi thông tin giữa các cơ quan nhà nước với các tổ chức hội doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Tạo điều kiện tối đa để cộng đồng doanh nghiệp tham gia phản biện các cơ chế, chính sách của nhà nước có liên quan đến doanh nghiệp.
Nâng cao nhận thức cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh
Các cơ quan đơn vị được giao nhiệm vụ đầu mối, chủ trì các chỉ số thành phần của PCI thường xuyên tổ chức hội nghị, hội thảo, sinh hoạt chuyên đề cho cán bộ công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị mình hiểu được mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của các bộ chỉ số PCI (chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh) và DDCI (chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương) đối với việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, của địa phương.
Những giải pháp đồng bộ và quyết liệt của UBND TP Đà Lạt đã và đang mang lại hiệu quả tích cực trong việc hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, cấp địa phương; chỉ đạo công chức, viên chức khi tiếp xúc với doanh nghiệp cần giải thích cho doanh nghiệp hiểu rõ ý nghĩa các chỉ số và sự cố gắng, nỗ lực của chính quyền các cấp trong việc quản lý, điều hành nhằm phục vụ doanh nghiệp trên địa bàn.
Hằng năm, đề xuất biểu dương, khen thưởng các cá nhân, tổ chức có thành tích tốt trong việc triển khai các nhiệm vụ, giải pháp nâng hạng các chỉ số thành phần PCI của sở, ngành, địa phương mình.
Có thể thấy, những giải pháp đồng bộ và quyết liệt của UBND TP Đà Lạt đã và đang mang lại hiệu quả tích cực trong việc hỗ trợ doanh nghiệp phát triển. Điều này không chỉ giúp tháo gỡ khó khăn trước mắt mà còn tạo đà cho các doanh nghiệp phát triển bền vững, đóng góp vào sự phát triển của thành phố trong dài hạn.
Tính đến nay, trên địa bàn TP Đà Lạt có hơn 5.700 doanh nghiệp hoạt động, chiếm hơn 40% số lượng doanh nghiệp toàn tỉnh Lâm Đồng, vốn điều lệ đăng ký khoảng 70.421 tỷ đồng. Toàn thành phố có 93 hợp tác xã đang hoạt động, với số vốn điều lệ đăng ký 367 tỷ đồng. Bên cạnh đó có khoảng 20.417 hộ kinh doanh đang hoạt động, với số vốn điều lệ đăng ký hơn 1.080 tỷ đồng. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo