Đà Lạt thu hút hơn 40% số lượng doanh nghiệp tỉnh Lâm Đồng
Mở rộng đối tượng sử dụng thương hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành” / Đưa thương hiệu “Đà Lạt – Kết tinh kỳ diệu từ đất lành” xuất ngoại
Theo thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lâm Đồng, tính đến hết tháng 9/2024, trên địa bàn tỉnh có 14.368 doanh nghiệp đang hoạt động, với tổng số vốn điều lệ đăng ký khoảng 174.571 tỷ đồng.
Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có 5 liên hiệp hợp tác xã (HTX), 573 HTX và 436 tổ hợp tác đang hoạt động.
Đà Lạt luôn đồng hành, quan tâm, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.
Trong đó, số doanh nghiệp lũy kế còn pháp nhân hoạt động trên địa bàn TP Đà Lạt là 5.796 doanh nghiệp, chiếm 40,3% số lượng doanh nghiệp toàn tỉnh, với tổng vốn điều lệ đăng ký khoảng 70.421 tỷ đồng.
Đà Lạt cũng có 93 HTX đang hoạt động, với số vốn điều lệ đăng ký 367 tỷ đồng. Bên cạnh đó còn có khoảng 20.417 hộ kinh doanh đang hoạt động, với số vốn điều lệ đăng ký hơn 1.080 tỷ đồng.
Để đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp và nhà đầu tư, thời gian qua TP Đà Lạt đã đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, giải quyết khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp… Qua đó tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, nhà đầu tư trong sản xuất kinh doanh; giảm chi phí đầu vào, khuyến khích đổi mới công nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Lâm Đồng tổ chức hướng dẫn, khuyến khích các tổ chức tín dụng nghiên cứu, triển khai các chương trình, sản phẩm tín dụng phù hợp với phương thức sản xuất kinh doanh, đối tượng khách hàng nhằm tăng cường kết nối các khâu trong mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị.
Tiếp tục triển khai chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp để cùng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc có liên quan tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh. Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt và chuyển đổi số, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các chương trình tín dụng chính sách, cho vay ưu đãi đối với những đối tượng ưu tiên theo quy định.
Tăng cường công tác đối thoại với người dân, doanh nghiệp. Tham gia đầy đủ các chương trình gặp mặt, đối thoại và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhà đầu tư do UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức hàng tháng, nhằm trực tiếp ghi nhận, xử lý những ý kiến, phản ánh của doanh nghiệp, nhà đầu tư, để kịp thời khắc phục, xử lý.
Khảo sát nhu cầu tuyển dụng lao động tại các doanh nghiệp để kịp thời kết nối nguồn cung lao động hiệu quả. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng triển khai thực hiện có hiệu quả công tác phát triển thị trường lao động nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong công tác tuyển dụng, sử dụng lao động và tạo cơ hội cho người lao động tiếp cận thị trường lao động.
End of content
Không có tin nào tiếp theo