Hỗ trợ doanh nghiệp

Đề xuất Chính phủ có biện pháp trấn an, tạo lại niềm tin vào thị trường trái phiếu

DNVN - Với hiện trạng các nhà đầu tư cá nhân, tổ chức đang có động thái bán lại trái phiếu cho các tổ chức phát hành (TCPH), các công ty chứng khoán (CTCK), ông Phạm Phú Khôi, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam đề xuất Chính phủ có biện pháp trấn an và tạo lại niềm tin vào thị trường trái phiếu.

Trái phiếu doanh nghiệp: Thị trường tỷ USD sẽ giảm nhiệt? / Trái phiếu doanh nghiệp: Xuất hiện nhiều 'tân binh'

Tại Hội nghị “Phát triển thị trường vốn an toàn, minh bạch, hiệu quả nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế”, chiều 22/4, ông Phạm Phú Khôi, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam cho rằng, phát triển thị trường vốn là tối quan trọng đối với mọi nền kinh tế, trong đó thị trường vốn vay luôn có vai trò chủ đạo, lớn gấp 3 lần thị trường vốn chủ sở hữu.

Hội nghị “Phát triển thị trường vốn an toàn, minh bạch, hiệu quả nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế”.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) có vai trò quan trọng, là kênh tài trợ vốn vay trung dài hạn cho tổ chức kinh tế, đi song song với thị trường vốn vay ngân hàng, giúp giảm bớt gánh nặng cho hệ thống ngân hàng đồng, thời giảm rủi ro cho các doanh nghiệp không bị quá phụ thuộc vào nguồn vốn trung dài hạn từ ngân hàng.

Theo ông Khôi, thị trường TPDN tăng trưởng rất mạnh 10 năm qua. Số lượng nhà phát hành tăng 8 lần, khối lượng tăng 23 lần.

Năm 2021 có gần 400 doanh nghiệp phát hành, khối lượng phát hành hơn 635.000tỷ đồng với tổng dư nợ thị trường TPDN chiếm khoảng 14,1 % GDP của Việt Nam.

Ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp bất động sản là những nhà phát hành lớn nhất trên thị trường TPDN, chiếm lần lượt là 36,4% và 33,4% tổng khối lượng TPDN phát hành; các doanh nghiệp thương mại dịch vụ và sản xuất chiếm lần lượt 5,3% và 5,0% tổng khối lượng TPDN phát hành.

Tuy nhiên xét cả về tỷ lệ lẫn khối lượng, thị trường TPDN Việt Nam vẫn còn rất nhỏ so với khu vực.

Để thị trường trái phiếu phát triển bền vững, phát huy vai trò là kênh huy động vốn quan trọng của doanh nghiệp, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam đề xuất Chính phủ cần có biện pháp trấn an và tạo lại niềm tin vào thị trường trái phiếu.

Theo đó, Chính phủ cần khẳng định lại tầm quan trọng của thị trường vốn nói chung và thị trường trái phiếu nói riêng đối với sự phát triển của nền kinh tế. Tránh việc nhà đầu tư đánh đồng và bán tháo khi có các tin tức tiêu cực về thị trường trái phiếu.

Cần có tiếng nói chính thức từ cơ quan có thẩm quyền để bình ổn tâm lý nhà đầu tư, ngăn chặn những thông tin đồn thổi không chính xác, các tin đồn tiêu cực đang lan truyền trên thị trường khiến cho tâm lý các nhà đầu tư (cả các cá nhân, tổ chức) hoang mang.

Cần có biện pháp trấn an, tạo lại niềm tin vào thị trường trái phiếu.

Thị trường vốn luôn là kênh huy động các khoản vay vốn trung và dài hạn thay thế cho các khoản vay của các ngân hàng thương mại, khi các ngân hàng có những quy định hạn chếsử về dụng nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn.

Các trường hợp tiêu cực xảy ra vừa qua không phải là đại diện của thị trường vốn. Rất nhiều TCPH và nhà tư vấn khác được đánh giá là tốt, an toàn và chuyên nghiệp.

“Với hiện trạng các nhà đầu tư cá nhân, tổ chức đang có động thái bán lại trái phiếu cho các TCPH, các CTCK, Chính phủ cần có các phương án tháo gỡ, giảm căng thẳng thanh khoản thông qua việc lùi lại thời gian hiệu lực của Thông tư 16 quy định về đầu tư/mua lại trái phiếu các TCTD đã bán ra; có chính sách để tạo thanh khoản cho các công ty chứng khoán”, ông Khôi đề xuất.

Hà Anh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm