Doanh nghiệp tư nhân đã tham gia nhiều hơn vào chuỗi giá trị sản phẩm toàn cầu
(DNVN) - Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình khẳng định, doanh nghiệp tư nhân đã tham gia nhiều hơn vào chuỗi giá trị sản phẩm toàn cầu, góp phần quảng bá hình ảnh, nâng cao vị thế của doanh nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế.
Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa đồng ý ký kết hợp tác với Google hỗ trợ kinh doanh trực tuyến / Thủ tướng: Quản lý làm sao để DNNN phát triển xứng tầm
Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai Hội Doanh nhân Tư nhân Việt Nam diễn ra tại Hà Nội ngày 21/11, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình cho biết, trong thời gian qua, nhất là hơn một năm qua thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XII, kinh tế tư nhân tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá, chiếm tỉ trọng khoảng 40% GDP, tạo việc làm cho trên 85% lực lượng lao động của nền kinh tế; góp phần ổn định an ninh trật tự, an toàn xã hội nhất là ở nông thôn, cải thiện đời sống nhân dân.
Đã xuất hiện những doanh nghiệp lớn, kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực, cạnh tranh được với các sản phẩm, dịch vụ nước ngoài, dần thực hiện xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ. Đội ngũ doanh nhân tư nhân ngày càng lớn mạnh, có khát vọng vươn lên làm giàu chính đáng, không ngừng nâng cao năng lực kinh doanh và quản trị doanh nghiệp.
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình phát biểu chỉ đạo tại Đại hội. (Ảnh: Báo ĐCS)
Tuy nhiên, hiện có đến 96% doanh nghiệp tư nhân có quy mô vừa nhỏ và siêu nhỏ, trình độ công nghệ thấp và chậm đổi mới, năng lực tài chính, năng suất lao động, hiệu quả kinh doanh còn thấp, trình độ quản trị, tính liên kết còn yếu; khả năng tham gia chuỗi giá trị trong nước và quốc tế còn thấp; tỉ lệ doanh nghiệp tư nhân thua lỗ, phá sản còn khá cao và đóng góp vào GDP của các doanh nghiệp này còn rất khiêm tốn.
Qua đó, ông Nguyễn Văn Bình lưu ý rằng, trong thời gian tới phải làm thế nào để Hội góp phần vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tư nhân; tham gia hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, xây dựng văn hoá kinh doanh và năng lực quản trị doanh nghiệp cho các doanh nghiệp.
Ngoài ra, hội cần phát huy phong trào thi đua trong các doanh nhân tư nhân Việt Nam, vinh danh các Doanh nhân tư nhân có thành tích xuất sắc góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế đất nước.
Chia sẻ về giải pháp giúp cộng đồng doanh nhân ngày càng lớn mạnh, ông Nguyễn Quang Huân, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Phát triển hạ tầng Thăng Long (HALCOM) cho rằng, nếu các doanh nghiệp áp dụng rộng rãi Chương trình tuân thủ doanh nghiệp (gọi tắt là CCP) theo chính sách liêm chính của Ngân hàng Thế giới (WB) thì sẽ góp phần tạo ra một sân chơi chung, kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh; từ đó chung tay xây dựng một giá trị, chuẩn mực chung của quốc gia và hướng tới cả nền kinh tế phát triển với tốc độ cao, lâu dài và bền vững”.
Trong khi đó, ông Nguyễn Đình Thắng, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Liên Việt (LienVietPostBank) lại nhấn mạnh đến yếu tố đạo đức doanh nhân. Theo ông, lãnh đạo các doanh nghiệp cần xác định văn hóa Doanh nhân trước hết là tuân thủ pháp luật về thuế, môi trường, lao động. Đối với người lao động, xây dựng quan hệ hợp tác cùng thắng, tôn trọng người lao động.
Nguyệt Minh
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
359 sản phẩm của 190 doanh nghiệp được vinh danh Thương hiệu quốc gia năm 2024
Xây dựng thương hiệu quốc gia Việt Nam tiến vào kỷ nguyên xanh
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cần được kết nối với các quỹ ngoại
Vinamilk 16 năm liên tiếp có sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia Việt Nam
Đẩy mạnh phát triển giải pháp low-code tại thị trường Hàn Quốc
Ba thương hiệu thuộc DNP Holding được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam
Cột tin quảng cáo