Hỗ trợ doanh nghiệp

Doanh nghiệp vận chuyển tăng tốc số hóa

Sau các đợt cao điểm dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp vận chuyển đã tăng tốc tiến trình số hóa để phù hợp với nhu cầu mới của người dùng.

Gojek nói gì trước đồn đoán mua lại ví điện tử WePay? / Amazon dùng trí tuệ nhân tạo để chặn hàng giả

Kết hợp nhiều phương tiện khác nhau cho một giao dịch gọi xe công nghệ là dịch vụ một doanh nghiệp đang xây dựng để đưa ra thị trường trong năm sau.

Với lượng dữ liệu xử lý hàng ngày lên đến 350.000 lượt yêu cầu dịch vụ, đơn vị tự tin có thể dùng công nghệ dữ liệu lớn để phân tích, đưa ra các gợi ý không chỉ có lợi cho người dùng, mà còn giải quyết các vấn đề xã hội như ùn tắc giao thông.

Với các doanh nghiệp vận chuyển kiểu truyền thống như Bưu điện Việt Nam, thách thức lại là làm sao để chuyển đổi số được nguồn lực vận chuyển sẵn có.

Doanh nghiệp vận chuyển tăng tốc số hóa - Ảnh 1.

Ngành công nghiệp vận chuyển hậu cần có thể tạo ra giá trị 1.500 tỷ USD nếu chuyển đổi số thành công sau 5 năm tới. (Ảnh minh họa: Dân trí)

Theo mô hình truyền thống, từng dịch vụ của đơn vị lại sử dụng một hệ thống công nghệ riêng. Do đó để số hóa, việc đầu tiên cần làm là tập hợp tất cả thành một cơ sở dữ liệu thống nhất. Từ đây, mô hình kinh doanh cũng chuyển từ kinh doanh dựa trên hệ thống sang kinh doanh dựa trên một nền tảng công nghệ có khả năng tối ưu hóa các nguồn lực.

"Với công nghệ, chúng tôi có thể mở rộng phạm vi hoạt động, người dân có thể ở tại nhà để sử dụng sản phẩm dịch vụ của chúng tôi. Nhân viên của chúng tôi cũng không nhất thiết phải gói gọn, mà có thể mở rộng lực lượng vẫn chuyển ra kênh xã hội hóa. Như vậy, quy mô và tốc độ của chúng tôi sẽ được tăng nhanh lên rất nhiều", ông Vũ Kim Văn, Giám đốc Công nghệ Thông tin, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam, cho biết.

Doanh nghiệp vận chuyển tăng tốc số hóa - Ảnh 2.

Thách thức của các doanh nghiệp vận chuyển kiểu truyền thống là làm sao để chuyển đổi số được nguồn lực vận chuyển sẵn có. (Ảnh minh họa: Dân trí)

Báo cáo của Diễn đàn Kinh tế thế giới cho thấy, ngành công nghiệp vận chuyển hậu cần có thể tạo ra giá trị 1.500 tỷ USD nếu chuyển đổi số thành công sau 5 năm tới.

Tại Việt Nam, giới trong ngành ước tính chi phí logistics trên mỗi đơn hàng có thể lên đến 25%, ở mức cao so khu vực, phần nào cho thấy dư địa chuyển đổi số trong ngành này là rất lớn.

 

Theo nghiên cứu từ nhóm đối tác Google, hiện cứ 3 USD đầu tư vào kinh tế số ở Đông Nam Á là có đến 2 USD là dành để đầu tư cho các công ty thuộc lĩnh vực thương mại điện tử hoặc gọi xe công nghệ.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm