Đừng để "cá mập ăn thịt" kinh tế tư nhân
PV Power "gánh" hơn 34.850 tỷ đồng nợ phải trả và 246 tỷ nợ xấu lên sàn HOSE / Đạm Phú Mỹ "thay máu" nhân sự cấp cao
Kinh tế tư nhân giữ vai trò quan trọng của nền kinh tế
Kinh tế tư nhân chiếm 40% GDP cả nước, trong đó, cơ cấu kinh tế hộ chiếm khoảng 31% và 9% là doanh nghiệp tư nhân. “Đấy là cái cốt tử chúng ta bàn, nhưng mãi 20 năm qua nó vẫn 9%”, ông Nam nhấn mạnh và lo ngại rằng, làn sóng M&A(sát nhập, mua lại) trong quá trình Việt Nam mở cửa chính là nguyên nhân dẫn đến điều này.
Ông Nam dẫn chứng: Từ năm 1986 đến 2005, tức trước khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), thì hoạt động M&A là không phổ biến, “may lắm lắm" chỉ có một vài thương vụ như Unilever mua lại P/S hoặc Colgate mua Dạ Lan.
Khi Việt Nam gia nhập WTO, tức mở cửa thị trường, thì “cá mập” bắt đầu vào. Trong khi đó, để thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển, chính sách của Việt Nam đã thông thoáng hơn, giúp không ít doanh nghiệp tư nhân "đi lên" rất tốt. “Nhưng, đau đớn là khi tốt lên, thì “cá mập" lại ăn thịt”, ông Nam nhận định và dẫn chứng: Việt Nam từng có doanh nghiệp sản xuất gạch men đứng thứ 4-5 thế giới và thứ 2 khu vực, có công suất sản xuất đến 80 triệu m2. Thế nhưng, chỉ một động thái của Thái Lan với nguồn vốn khổng lồ, 5.200 tỉ đồng đã mua sạch ông này luôn.
Nếu năm 2005 tổng vốn đổ vào chỉ khoảng 1,8 tỉ đô la, thì đến năm 2012 là 5,1 tỉ đô la, thì từ năm 2014 trở đi càng khủng khiếp hơn, mà cụ thể riêng năm 2014 là 4,2 tỉ đô, năm 2015 là 5,2 tỉ và 2016 là 5,8 tỉ, con số này, theo góc nhìn của ông Nam thì "cuộc chiến này xảy ra mạnh nhất ở ngành bán lẻ với hàng loạt tên tuổi rơi vào các nhà đầu tư Thái Lan. Tất cả những cái đó nói lên điều gì?”.
Câu trả lời đó là hệ thống pháp lý được đưa ra để kinh tế tư nhân của Việt Nam phát triển là đang lớn, có nhiều chính sách tốt giúp đưa nhiều tập đoàn "đi lên. Nhưng, làm sao để doanh nghiệp tư nhân tồn tại và phát triển được? ông Nam trăn trở và kiến nghị rằng, cần có chính sách bảo vệ họ trước làn sóng M&A tấn công.
Luật cạnh tranh đưa ra ba nhóm hành vi rất lớn, trong đó, đặc biệt quan tâm đến vấn đề tập trung kinh tế, tức phải báo cáo với Ủy ban cạnh tranh quốc gia để rà soát, xem có hạn chế cạnh tranh hay không. “Nhưng, công cụ này gần như không thực thi được, nó mua và nó cứ mua”, ông Nam cho hay.
Tại hội thảo, các đại biểu ghi nhận đóng góp hiện nay của khu vực tư nhân đối với tổng đầu tư xã hội chiếm khoảng 66%, trong đó, có 43% khu vực tư nhân trong nước và 23% khu vực tư nhân có vốn đầu tư nước ngoài (FDI); khu vực tư nhân cũng giải quyết 85% việc làm.
Lần đầu tiên trong nông nghiệp có được nhiều các doanh nghiệp tư nhân trong và ngoài nước đầu tư, mà cụ thể riêng ở Lâm Đồng có đến vài chục doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào, đó là tín hiệu tốt và chính phủ đã đánh giá đóng góp của tư nhân vào nền kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập là rất lớn, đặc biệt mở ra cơ hội làm giàu chính đáng cho mỗi người dân. Chính phủ khuyến khích và tạo mọi điều kiện về cơ chế, chính sách để kinh tế tư nhân phát triển ổn định và bền vững.
End of content
Không có tin nào tiếp theo