Hỗ trợ doanh nghiệp

Gỡ giãn cách xã hội, nhiều doanh nghiệp kỳ vọng được khôi phục kinh doanh

Việc mở cửa sớm thị trường, tăng tiêu dùng nội địa sẽ giúp các doanh nghiệp tái khởi động mà trong nhiều trường hợp không cần đến các "máy thở" như các gói hỗ trợ tín dụng hiện nay.

Xuất khẩu cá tra sẽ tăng trưởng mạnh ở Trung Quốc và Mỹ / Ninh Thuận: Trồng măng tây xanh thu bạc triệu mỗi ngày

Tại TP.HCM, thông tin từ Sở TT-TT thành phố cho biết, nhiều hoạt động cụ thể vẫn chưa được phép kinh doanh trở lại như ăn uống, vận tải, làm đẹp, giải trí, massage, thẩm mỹ viện, phòng gym.... Tất cả hoạt động kinh doanh taxi, grab, xe trên 9 chỗ sẽ phải đợi đến khi có Chỉ thị mới của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thực hiện Chỉ thị này của UBND thành phố. Theo kế hoạch, chiều 23/4, chính quyền thành phố sẽ họp và thông qua kế hoạch triển khai sắp tới.

Ảnh minh họa.

Đây sẽ là yếu tố tích cực và được các doanh nghiệp mong chờ, đặc biệt trong ngành dịch vụ của TP.HCM khi họ đã phải chịu thiệt hại nặng nề trong thời gian qua.

Trong thời gian giãn cách xã hội, một chuỗi cà phê phải đóng gần 90% số lượng cửa hàng. Nhanh chóng chuyển sang bán hàng online nhưng cũng không thể giúp doanh nghiệp giữ được doanh thu, khi bị sụt giảm hơn 50%. Do vậy, điều doanh nghiệp kỳ vọng nhất lúc này là được nằm trong diện hoạt động kinh doanh trở lại.

Theo kế hoạch của nhiều doanh nghiệp, nếu được hoạt động trở lại sẽ tăng cường mảng online để đảm bảo an toàn dịch bệnh trong giai đoạn mới.

Khảo sát của VCCI gần đây, 50% doanh nghiệp sẽ khó tiếp tục trụ vững sau nửa năm nếu dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp và các biện pháp cách ly không được dỡ bỏ kịp thời. Do đó, việc mở cửa sớm thị trường, tăng tiêu dùng nội địa sẽ giúp các doanh nghiệp tái khởi động.

 

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc nới lỏng giãn cách xã hội, khôi phục kinh tế nên được thực hiện theo từng bước, tránh rủi ro, hạn chế tối đa dịch bệnh quay trở lại, đồng nghĩa phải chiến đấu cùng lúc trên 2 mặt trận kinh tế và chống dịch.

Ông Vũ Thành Tự Anh - Giám đốc Trường Chính sách công và Quản lý, Đại học Fulbright Việt Nam cũng cho rằng việc nới lỏng giãn cách là cần thiết lúc này. Bởi nếu tiếp tục kéo dài, cái giá phải trả sẽ là hàng chục ngàn doanh nghiệp sẽ bị đóng cửa, giải thể, phá sản, ảnh hưởng không chỉ đến doanh nghiệp mà còn cả người lao động, nguồn ngân sách nhà nước. Vì thế, cứu doanh nghiệp là cứu nền kinh tế.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm