Gỡ vướng thủ tục cho doanh nghiệp Việt đầu tư ra nước ngoài
Lâm Đồng: Tôn vinh doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam / Doanh nghiệp phân bón sẽ được tính thuế GTGT 5%?
Vài tháng trước, một công ty con thuộc sở hữu của Tập đoàn Masan đã hoàn tất giao dịch mua lại toàn bộ nền tảng kinh doanh vonfram (một vật liệu hợp kim được dùng trong nhiều lĩnh vực công nghiệp quan trọng) từ H.C.Starck Group GmbH (Đức).
Nâng vị thế cạnh tranh
Thương vụ này cũng nhằm nâng vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp (DN) Việt Nam trên thị trường vonfram toàn cầu. Còn nước Đức là quốc gia đứng đầu về số vốn đầu tư mớira nước ngoàicủa các DN Việt Nam từ đầu năm 2020 đến nay (đạt 92,6 triệu USD, chiếm 21,4% tổng vốn đầu tư).
Các chính sách về đầu tư ra nước ngoài cần tránh những quy định bất hợp lý, gây khó cho doanh nghiệp. |
Xu hướng đầu tư ra nước ngoài hiện nay cho thấy có khá nhiều DN thuộc khu vực tư nhân, thông qua việc mua lại như trường hợp nêu trên, hoặc hướng vào các dự án có quy mô trung bình hoặc nhỏ, địa bàn đầu tư cũng đa dạng.
Số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT) cho thấy, trong 9 tháng năm 2020, tổng vốn đầu tư Việt Nam ra nước ngoài đăng ký mới và điều chỉnh đạt 432,12 triệu USD, tăng 0,1% so với cùng kỳ năm 2019.
Cụ thể, có 96 dự án đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới, với tổng vốn đăng ký đạt gần 268,35 triệu USD (giảm 12,8% so với cùng kỳ) và 28 lượt dự án điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn tăng thêm 163,76 triệu USD (tăng 13,2%).
Riêng trong tháng 9 có 10 dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới và 3 lượt dự án điều chỉnh, với tổng vốn 101,9 triệu USD (giảm 59,8% so với tháng 8).
Giới chuyên gia cho rằng, nếu không có tác động tiêu cực từ dịch Covid-19 thì hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các DN Việt Nam sẽ sôi động hơn khi mà họ muốn khẳng định thương hiệu, nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Hồi năm ngoái, trong chiến lược nâng vị thế cạnh tranh, chinh phục thị trường châu Âu, châu Á và thị trường Mỹ, hãng sữa thuần Việt là NutiFood liên doanh với Tập đoàn Backahill và HTX các nông trại chăn nuôi bò sữa Skånemejerier Ekonomisk Förening đã đưa vào vận hành nhà máy chế biến sản phẩm sữa dinh dưỡng ở Thụy Điển với giá trị đầu tư gần 20 triệu USD, tổng công suất 15.000 tấn/năm.
Trong việc khuyến khích các DN Việt Nam mở rộng đầu tư ra nước ngoài, nhiều ý kiến cho rằng cần đổi mới cơ chế quản lý hoạt động này với chính sách cởi mở, thủ tục đơn giản hơn.
Cuối tuần qua, góp ý với Cục Đầu tư nước ngoài về Dự thảo Nghị định quy định về đầu tư ra nước ngoài, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã chỉ ra một số điểm chưa thật sự hợp lý.
Cân nhắc bỏ quy định bất hợp lý
Chẳng hạn ở Điều 16 của Dự thảo quy định trong hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đối với dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài của Thủ tướng Chính phủ thì phải có văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư (khoản 3).
Để đảm bảo đơn giản hóa thủ tục hành chính, VCCI đề nghị Dự thảo cần cân nhắc bỏ quy định tại khoản 3 Điều 16, điều chỉnh theo hướng: trong quá trình thẩm định hồ sơ, cơ quan cấp giấy chứng nhận có thể trao đổi thông tin với cơ quan quản lý thuế để kiểm tra về điều này của nhà đầu tư.
Ngoài ra, ở khoản 4 Điều 16 có quy định hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài phải có tài liệu xác định hình thức đầu tư ra nước ngoài.
Trong khi đó, ở Điều 10 quy định các loại tài liệu xác định hình thức đầu tư ra nước ngoài của các hình thức đầu tư theo hợp đồng, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý của tổ chức kinh tế đó.
Theo VCCI, quy định này được hiểu: Nếu nhà đầu tư thực hiện đầu tư ra nước ngoài bằng hình thức thành lập tổ chức kinh tế ở nước ngoài thì trong hồ sơ không cần phải có giấy tờ xác định hình thức đầu tư.
Lý do của sự khác biệt trong hồ sơ giữa các hình thức này, VCCI nhấn mạnh là vì “khó có tài liệu chứng minh việc dự kiến thành lập tổ chức kinh tế ở nước ngoài, trừ khi tổ chức đó đã được thành lập”.
Mặt khác, VCCI cũng nêu vấn đề: "Quan điểm hiện hành là không bắt buộc nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục đầu tư ở nước ngoài trước rồi mới làm thủ tục đăng ký cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài ở Việt Nam".
Điều đó nhằm tạo điều kiện cho nhà đầu tư linh hoạt trong việc thực hiện các thủ tục và hạn chế xảy ra trường hợp đã thực hiện thủ tục ở nước ngoài nhưng sau đó không được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài ở Việt Nam.
Theo VCCI, việc yêu cầu tài liệu này cho hình thức đầu tư theo hợp đồng, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý của tổ chức kinh tế đó là chưa hợp lý.
Bởi vì, trong hình thức đầu tư này, nhà đầu tư cũng có thể mới có dự kiến đầu tư và chưa thực hiện bất kỳ thủ tục đầu tư nào ở nước ngoài nên không thể cung cấp được các loại tài liệu xác định hình thức đầu tư.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Xây dựng thương hiệu quốc gia Việt Nam tiến vào kỷ nguyên xanh
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cần được kết nối với các quỹ ngoại
Vinamilk 16 năm liên tiếp có sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia Việt Nam
Ba thương hiệu thuộc DNP Holding được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam
Sao Thái Dương vinh dự đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam lần thứ 9
Đẩy mạnh phát triển giải pháp low-code tại thị trường Hàn Quốc