Hỗ trợ doanh nghiệp

Doanh nghiệp phân bón sẽ được tính thuế GTGT 5%?

Bộ Tài chính đề xuất chuyển phân bón từ đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) sang đối tượng chịu thuế GTGT với thuế suất 5%.

Sony và Kioxia xin giấy phép cung cấp linh kiện cho Huawei / BRG và công ty liên doanh thành phố thông minh Bắc Hà Nội góp 1 tỷ đồng vì người nghèo

san-xuat-NPK-3114-1602230898.jpg

Bộ Tài chính đề nghịchuyển mặt hàng phân bón từ đối tượng không chịu thuế GTGT sang đối tượng chịu thuế GTGT với thuế suất 5%. (Ảnh: Int)

Bộ Tài chính vừa công bố lấy ý kiến xây dựng dự thảo Nghị quyết về chính sách thuế GTGT để hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp sản xuất phân bón. Theo đó, cơ quan này đề nghị chuyển phân bón từ đối tượng không chịu thuế GTGT sang đối tượng chịu thuế GTGT với thuế suất 5%.

Các doanh nghiệp sản xuất phân bón sẽ được khấu trừ thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ mua vào, kể cả thuế GTGT của hàng hóa mua vào hoặc nhập khẩu để tạo tài sản cố định dùng cho sản xuất phân bón.

Việc áp thuế này áp dụng ở tất cả các khâu: nhập khẩu, sản xuất, bán buôn, bán lẻ đến tay người tiêu dùng, do đó tạo sự cạnh tranh bình đẳng giữa phân bón sản xuất trong nước với phân bón nhập khẩu cùng loại.

Trước đó, ngày 26/11/2014, Quốc hội đã thông qua Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Luật về thuế có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2015, quy định mặt hàng phân bón thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT; doanh nghiệp sản xuất phân bón không được khấu trừ, hoàn thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ mua vào (kể cả thuế GTGT của hàng hóa mua vào hoặc nhập khẩu để tạo tài sản cố định) dùng cho sản xuất phân bón.

Mục đích của quy định không áp thuế GTGT với mặt hàng phân bón nhằm hỗ trợ doanh nghiệp giảm giá thành phân bón cho người nông dân.

 

Tuy nhiên, theo phản ánh của các doanh nghiệp sản xuất phân bón, với quy định không chịu thuế ở tất cả các khâu: nhập khẩu, sản xuất, bán buôn, bán lẻ đến tay người tiêu dùng, làm giá thành phân bón tăng lên, giảm sức cạnh tranh với phân bón nhập khẩu. Điều này đã gây bất lợi cho doanh nghiệp sản xuất trong nước.

Cụ thể, một tính toán của Hiệp hội Phân bón Việt Nam cho thấy, giá thành phân đạm tăng 7,2% - 7,6%; phân DAP tăng 7,3% - 7,8 %, phân supe lân tăng 6,5% - 6,8%; phân NPK và hữu cơ tăng từ 5,2% - 6,1%... so với áp dụng thuế suất thuế GTGT 5% đối với phân bón.

Theo tính toán của Hiệp hội, tính từ năm 2015 - 2019, thuế GTGT không được khấu trừ tính vào chi phí của 11 doanh nghiệp phân bón lớn là 3.646 tỷ đồng. 2 doanh nghiệp là công ty con của Vinachem là DAP và DAP 2 chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, xấp xỉ 1.000 tỷ đồng.

Dù đưa ra đề xuất áp thuế GTGT 5% cho các doanh nghiệp sản xuất phân bón, songBộ Tài chính cho rằng giá mặt hàng phân bón được hình thành theo cơ chế thị trường, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mặt hàng này được quyền tự định giá theo tín hiệu khách quan trên thị trường.

Do đó, để không làm tăng chi phí đầu vào cho nông dân thì các doanh nghiệp phân bón phải hạ giá thành sản phẩm để không tăng giá bán mặt hàng phân bón. Các doanh nghiệp sản xuất phân bón cần phải thực hiện các giải pháp như: tăng cường quản trị, rà soát để tiết giảm chi phí, từ đó giảm giá thành, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

 

Dự thảo Nghị quyết nhằm thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, để hỗ trợ ngành sản xuất phân bón trong nước vượt qua khó khăn hiện nay, góp phần tăng sức cạnh tranh của mặt hàng phân bón và sẽ được trình Chính phủ trình Quốc hội theo trình tự, thủ tục rút gọn. Dự kiếnhiệu lực thi hành của Nghị quyết từ ngày 1/1/2021.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm