Hàng chục doanh nghiệp đã được hỗ trợ phát triển nhà máy thông minh
Tập đoàn Erex Nhật Bản đề xuất đầu tư nhà máy điện sinh khối tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. / Hà Tĩnh: Một doanh nghiệp tư nhân đề xuất đầu tư nhà máy điện sinh khối 8.500 tỷ đồng
Sau gần 3 tháng thực hiện (12/4 ~ 7/7/2022), dự án hợp tác phát triển nhà máy thông minh đợt 1 đã gặt hái được nhiều kết quả ấn tượng. Các chuyên gia tư vấn Việt Nam đã cùng các chuyên gia tư vấn của Samsung Hàn Quốc, trực tiếp tham gia khảo sát, đánh giá và tư vấn các doanh nghiệp tại hiện trường.
Dự án cũng đã hỗ trợ tư vấn phát triển mô hình nhà máy thông minh cho 14 doanh nghiệp bao gồm 7 doanh nghiệp tại tỉnh Bắc Ninh, 2 doanh nghiệp tại tỉnh Vĩnh Phúc, 3 doanh nghiệp tại Hà Nội, 1 doanh nghiệp tại tỉnh Hưng Yên, 1 doanh nghiệp tại tỉnh Hà Nam và đạt nhiều kết quả cải tiến khả quan.
Trong số 14 doanh nghiệp tham gia, 3 doanh nghiệp là Công ty cổ phần Manutronics Việt Nam, Công ty TNHH Công nghiệp Chiến Thắng và Công ty TNHH nhựa An Lập đã ghi nhận những cải tiến vượt bậc trong việc tối đa hóa hệ thống thông qua các hoạt động: xây dựng môi trường thu thập/chia sẻ thời gian thực hiện trường sản xuất; chuẩn hoá quy trình quản lý phụ tùng, bộ phận, linh kiện thay thế và ứng dụng hệ thống; mã hoá phụ tùng, bộ phận, linh kiện thay thế, tối ưu hoá quy trình quản lý; ứng dụng xây dựng cấu trúc vật liệu thiết bị; áp dụng quét mã vạch để quản lý kết quả sản xuất và hiện trạng xuất nhập kho; áp dụng phần mềm để quản lý sản xuất và thiết bị, tỉ lệ lỗi.
Với 5 doanh nghiệp là Công ty cổ phần nhựa Hà Nội, Công ty TNHH nhựa An Phú Việt, Công ty TNHH Haast Việt Nam, Công ty Cổ phần Hanpo Vina, Công ty TNHH Trần Thành, sau quá trình tư vấn đã xây dựng và triển khai hiệu quả việc thu thập dữ liệu theo thời gian thực thông qua các hoạt động: áp dụng quét mã vạch để quản lý kết quả sản xuất và hiện trạng xuất nhập kho; lắp cảm biến tại các máy sản xuất để thu thập dữ liệu sản xuất theo thời gian thực; lắp màn hình quan sát tại các vị trí cần thiết để cập nhật bảng dữ liệu thời gian thực (lỗi thiết bị, lỗi sản phẩm, hang tồn kho, hiện trạng sản xuất….); phân tích dữ liệu định kỳ.
Ngoài ra, dự án cũng hỗ trợ tư vấn cải tiến hiện trường sản xuất cho 6 doanh nghiệp: Công ty cổ phần công nghiệp JK Viet Nam, Công ty TNHH DM Vina, Công ty cổ phần Accuracy, Công ty sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì Hà Nội, Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh Thịnh Vượng, Công ty cổ phần thiết bị bưu điện; giúp các doanh nghiệp này xây dựng môi trường sản xuất an toàn; sàng lọc và sắp xếp thiết bị và công cụ dụng cụ; xây dựng bảng biểu KPI quản lý bằng excel; giảm thời gian thao tác công đoạn; tối ưu hóa sắp xếp vị trí tại nhà xưởng.
Nhìn chung, trước khi tham gia dự án, các doanh nghiệp Việt Nam còn thu thập và quản lý dữ liệu một cách cục bộ, các thông tin vận hành quá trình được cập nhật chậm, thường theo đơn vị thời gian ngày hay tuần gây ảnh hưởng lớn đến tốc độ và hiệu quả ra quyết định của người quản lý. Khi tham gia chương trình, các doanh nghiệp đã được đào tạo và hướng dẫn để hoạch định chiến lược cũng như xây dựng một lộ trình xuyên suốt hướng tới “Nhà máy thông minh”.
Hệ thống quản lý gồm các quá trình đã được thiết kế lại để tối ưu hoá, đảm bảo dòng chảy thông tin vận hành được thông suốt và liên tục. Các giải pháp quản trị trên nền tảng số hoá, tự động hoá được chuyển giao trực tiếp từ chuyên gia Samsung giúp cho cả hệ thống quản lý và hiện trường sản xuất được thay đổi rõ rệt từ khâu tiếp nhận yêu cầu, xây dựng kế hoạch sản xuất tới lưu kho và chuyển giao sản phẩm. Các dữ liệu liên quan đến năng suất, chất lượng, giao hàng, chi phí … được quản lý và phân tích theo thời gian thực giúp cho nhà quản lý nhanh chóng, dễ dàng và chính xác hơn trong việc ra quyết định.
Theo ông Ngô Khải Hoàn - Phó Cục Trưởng Cục Công nghiệp: “Sau khi tham gia dự án, các doanh nghiệp Việt Nam đã có những bước cải tiến rất đáng khích lệ trong việc hoàn thiện, tối ưu hóa quy trình sản xuất, hệ thống hóa cơ sở dữ liệu, đảm bảo cho việc áp dụng nhà máy thông minh. Tôi xin được nêu cao tinh thần trách nhiệm và sự cầu tiến của các doanh nghiệp khi đã không ngừng nỗ lực trước, trong và sau quá trình cải tiến. Tôi mong rằng, các doanh nghiệp tham gia chương trình tiếp tục duy trì và phát huy hơn nữa tính hiệu quả mà chương trình phát triển Nhà máy thông minh mang lại, từ đó góp phần vào sự phát triển chung của ngành công nghiệp hỗ trợ trên cả nước.”.
Sau dự án, các doanh nghiệp được tư vấn sẽ tiếp tục phát triển hệ thống nhà máy thông minh dưới sự cố vấn trực tuyến của các chuyên gia Hàn Quốc nhằm giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng năng lực tham gia vào các chuỗi cung ứng toàn cầu, góp phần đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam.
Dự án “Hỗ trợ phát triển nhà máy thông minh” đợt 2 sẽ tiếp tục được thực hiện tại khu vực phía Nam từ tháng 8/2022, để tư vấn cho 12 doanh nghiệp.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
359 sản phẩm của 190 doanh nghiệp được vinh danh Thương hiệu quốc gia năm 2024
Xây dựng thương hiệu quốc gia Việt Nam tiến vào kỷ nguyên xanh
Vinamilk 16 năm liên tiếp có sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia Việt Nam
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cần được kết nối với các quỹ ngoại
Đẩy mạnh phát triển giải pháp low-code tại thị trường Hàn Quốc
Ba thương hiệu thuộc DNP Holding được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam