Hỗ trợ doanh nghiệp

Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tìm đơn hàng

Sáng 25/5, Hội chợ xuất khẩu đa ngành, tập hợp các sản phẩm made in Vietnam quy mô nhất cả nước, đã diễn ra tại TP Hồ Chí Minh.

14 hiệp hội kiến nghị giảm định mức chi phí tái chế, chưa xử phạt về EPR / Thêm nhiều sản phẩm được công nhận OCOP 5 sao cấp quốc gia

Hội chợ có sự tham dự của hàng nghìn khách quốc tế, đoàn giao thương từ các quốc gia trọng điểm. Đây cũng là một trong những chiến lược thúc đẩy hoạt động thương mại trở về quỹ đạo tăng trưởng, theo sát định hướngxuất khẩuxanh được chỉ đạo từ Thủ tướng Chính phủ.

Hơn 3.000 khách quốc tế đến từ các thị trường nhập khẩu trọng điểm đã có mặt tại hội chợ xuất khẩu hôm nay. 250 gian hàng đã kín chỗ, trưng bày tập trung các mặt hàng chủ lực có kim ngạch trên 3 tỷ USD như: gỗ và sản phẩm gỗ, lương thực thực phẩm, nhựa, điện tử, dệt may, da giày. Điểm đặc biệt, không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm đơn hàng, tìm khách hàng, mà Nhà nước còn hỗ trợ 50% kinh phí để tổ chức các gian hàng. Ngày 27 - 28/5 sẽ mở cửa miễn phí cho người dân vào tham quan, mua sắm, giúp doanh nghiệp bám sát thị trường nội địa.

Đưa thành công sản phẩm vào thị trường Nhật Bản và sắp tới là Hàn Quốc, doanh nghiệp kỳ vọng, thông qua hội chợ sẽ tiếp cận được nhiều hơn các nhà nhập khẩu, hướng đến mục tiêu đóng góp 15% doanh số từ hoạt động kinh doanh quốc tế.

Đơn vị sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ mang đến chuỗi sự kiện phong phú mẫu mã và chủng loại sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. (Ảnh: TTXVN)
"Xuất hiện tại thị trường Nhật Bản là một việc quan trọng, bởi đây là thị trường khắt khe của thế giới. Khi sản phẩm được chấp nhận và được yêu thích tại thị trường Nhật Bản là một cánh cửa để sản phẩm Việt Nam ra thế giới. Đảm bảo tất cả dòng sản phẩm sẽ đáp ứng yêu cầu kỹ thuật khắt khe của các thị trường xuất khẩu, đặc biệt tại thị trường lớn, tiềm năng", bà Đinh Hồng Vân, Giám đốc tiếp thị cấp cao, Công ty CP Hàng tiêu dùng Masan, cho biết.

Bên cạnh đó, xu hướng tiêu dùng xanh của các thị trường nhập khẩu lớn cũng được chia sẻ với các doanh nghiệp sản xuất trong nước để thay đổi sản xuất phù hợp, từ đó tạo sự liên kết ở nhiều lĩnh vực như: công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ, để từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo mô hình kinh tế tuần hoàn.

"Đánh giá cao và khuyến khích các địa phương, như TP Hồ Chí Minh đã tổ chức các hoạt động như thế này. Bộ sẽ tiếp tục phối hợp với các địa phương cung cấp thông tin thị trường, đặc biệt là các thị trường chúng ta đã ký hiệp định tự do, hướng tới thị trường tiềm năng và mới như châu Phi, Trung Đông", Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải thông tin.

Ngoài khách hàng quốc tế, hội chợ còn có sự tham gia của đối tượng mua hàng mới là hệ thống siêu thị, nhà phân phối, sàn thương mại điện tử, nhằm tăng cơ hội khởi tạo đơn hàng, tăng tỷ lệ kết nối ở các thị trường mới.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm