Hỗ trợ doanh nghiệp

Now (Foody) sắp cạnh tranh với Grab và Go-Viet bằng dịch vụ xe ôm "sang chảnh"

Mới đây, Now vừa mời gọi các đối tác tham gia NowMoto, một dịch vụ chở người với giá cước cao và hoạt động tại TPHCM.

Ngân hàng AIIB do Trung Quốc khởi xướng muốn đầu tư vào giao thông Việt Nam / Tổng giám đốc VPBank đăng ký mua thêm hơn 456 nghìn cổ phiếu VPB

Cuộc chiến xe ôm công nghệ đang cực kỳ nóng sau khi Go-Viet tuyên bố đã nắm được 35% thị phần ở TPHCM lại càng trở nên nóng hơn bao giờ hết khi mà Now - đơn vị cung cấp các dịch vụ giao hàng của Foody vừa có động thái nhảy vào lĩnh vực này.

Với đội ngũ shipper được ước tính vào khoảng từ 5.000 – 7.000 người ở các thành phố lớn, việc Now lấn sân dần sang các mảng giao vận khác là điều có thể dự đoán trước. Nhưng các mảng ngách như giao hoa, giao thực phẩm sạch, đi chợ hộ mà Now đã và đang mở thì còn có thể hiểu được. Còn việc sẵn sàng nhảy vào cuộc chiến tỷ đô của xe ôm công nghệ, nơi Grab và Go-jek đang gầm ghè nhau khắp Đông Nam Á, thì sự gia nhập của Now dường như diễn ra "hơi sớm" so với dự đoán của giới cùng ngành.

Now (Foody) sắp cạnh tranh với Grab và Go-Viet bằng dịch vụ xe ôm sang chảnh, chỉ tuyển xế chạy SH, Vespa, Liberty,... - Ảnh 1.

Thông báo chiêu mộ đối tác Now chạy NowMoto.

Tuy nhiên, lợi thế của Now là sở hữu một lượng shipper lớn, thông hiểu thị trường ở các thành phố lớn. Vì thế sẽ giúp hãng dễ dàng hơn trong vận hành. Vả lại, về một khía cạnh nào đó, tài xế chở hàng thường có phần "chịu khó" hơn tài xế chở khách, nên việc chuyển đổi tài xế chở hàng sang chở khách có thể là dễ hơn. Không như việc nhiều tài xế xe ôm Grab cảm thấy khó chịu khi phải nhận cuốc giao hàng như hiện nay.

Bên cạnh đó, Now cũng có phần nào dè chừng khi chỉ cung cấp dịch vụ xe ôm "hạng sang" khi yêu cầu các đối tác tham gia phải có các loại xe xịn như Sh, Vespa, Liberty, AirBlade, Exciter… hoặc chí ít cũng là xe phân khối lớn trên 150cc. Bù lại, dịch vụ dự kiến có giá cước dự kiến khá cao, tối thiểu là 30.000đ.

Động thái sẵn sàng cạnh tranh với Grab và Go-Viet cho thấy tinh thần rất quyết liệt của các công ty Việt trước các đối thủ ngoại, có lợi thế rất mạnh về tiền đầu tư, công nghệ, độ thông hiểu trong vận hành.

Vậy là một lần nữa, ở thị trường gọi xe, các doanh nghiệp Việt đang nỗ lực cạnh tranh với các "đế chế" tỷ đô tới từ nước ngoài.

Theo Trí thức trẻ
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm