Hỗ trợ doanh nghiệp

Quảng Nam: Hỗ trợ kiến thức phòng vệ thương mại cho doanh nghiệp

Doanh nghiệp Việt Nam nói chung, doanh nghiệp Quảng Nam vẫn còn “thờ ơ” với việc nắm bắt các quy định, thông tin về phòng vệ thương mại dẫn đến việc các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong nước thì chưa vận dụng các quyền để bảo vệ mình trên “sân nhà”.

Gia hạn thời gian xét chọn “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín” năm 2018 / 88 nhà máy điện mặt trời sẽ vận hành thương mại trong tháng 6/2019

quang nam ho tro kien thuc phong ve thuong mai cho doanh nghiep

Hội thảo "Sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế".

Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nắm bắt được thông tin, các quy định của pháp luật về phòng vệ thương mại để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, ngày 17/5, tại TP. Tam Kỳ, Cục Phòng vệ thương mại – Bộ Công Thương phối hợp với Trung tâm Khuyến công - Xúc tiến thương mại và Quản lý cửa khẩu – Sở Công Thương Quảng Nam tổ chức hội thảo "Sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế".

Phát biểu tại hội thảo, ông Chu Thắng Trung - Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại cho biết, tự do hóa thương mại thông qua các FTA song phương và đa phương là xu thế tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế. Việc mở cửa thương mại đồng nghĩa với gia tăng cơ hội cho hoạt động xuất khẩu, người tiêu dùng trong nước có cơ hội được sử dụng những sản phẩm đa dạng, phong phú hơn. Tuy nhiên, đi kèm với cơ hội đó là những áp lực của quốc gia sở tại trong việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp mình trước hàng nhập khẩu; quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp xuất khẩu trước các biện pháp phòng vệ thương mại tại quốc gia nhập khẩu.

Hiện có 3 biện pháp phòng vệ thương mại được WTO và các FTA chấp nhận đó là chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ.

Tại Việt Nam, hành lang pháp lý về phòng vệ thương mại đã được xây dựng phù hợp với các quy định của WTO.

quang nam ho tro kien thuc phong ve thuong mai cho doanh nghiep
Doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn "thờ ơ" với phòng vệ thương mại

Tuy nhiên, thực trạng hiện nay là doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn “thờ ơ” với việc nắm bắt các quy định, thông tin này để phục vụ bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Các doanh nghiệp trong nước thì chưa vận dụng các quyền để bảo vệ mình trên “sân nhà”, còn các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam thì thường rơi vào tình trạng “bị động” khi bị quốc gia nhập khẩu điều tra và áp dụng các biện pháp phòng vệ.

Tính đến nay, Việt Nam đã tiến hành khởi xướng điều tra và áp dụng 9 biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp trong nước.

Ngược lại, đã có 142 vụ điều tra và áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam tại các quốc gia khác. Cụ thể, 81 vụ chống bán phá giá, 14 vụ chống trợ cấp, 28 vụ tự vệ và 19 vụ chống lẩn tránh thuế.

“Việc tìm hiểu và nắm bắt các quy định mới của pháp luật về phòng vệ thương mại là cần thiết. Đây là những công cụ quan trọng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác kháng kiện, khởi kiện và giúp các doanh nghiệp, hiệp hội, các đơn vị có liên quan của Việt Nam hiểu và sử dụng công cụ này một cách hiệu quả để bảo vệ chính mình và “sân chơi” mà mình tham gia”, ông Chu Thắng Trung nói.

Tại hội thảo, các đại biểu cũng tập trung trao đổi, thảo luận những thắc mắc về cơ hội và thách thức của doanh nghiệp Việt Nam nói chung, doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng trong các FTA, những việc cần làm để doanh nghiệp xuất khẩu “làm chủ” được tình hình khi bị điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ; những công cụ hữu hiệu để bảo vệ các doanh nghiệp trong nước trước hàng nhập khẩu.

 

1
Theo congthuong.vn
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm