Sao Ta chỉ phải chịu thuế chống bán phá giá tôm vào Mỹ bằng 1/6 mức sơ bộ
HDBank tặng thêm 0,7%/năm cho khách hàng gửi tiền tại các điểm mới khai trương / Balmain thuê siêu mẫu số làm quảng cáo
Theo thông ty từ CTCP Thực phẩm Sao Ta, một thành viên của The PAN Group (mã: PAN), doanh nghiệp vừa nhận được thông báo cuối cùng từ Bộ Thương mại Mỹ (DOC) về việc xem xét hành chính lần thứ 12 (PR12) nhằm niên độ bán hàng 2016 (lấy tròn) đối với vụ kiện chống bán phá giá tôm Việt Nam vào thị trường Mỹ. Theo đó, thuế đối với sản phẩm tôm của Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta (Sao Ta, HoSE: FMC) xuất khẩu vào Mỹ trong niên độ nêu trên là 4,58%. Do Sao Ta là bị đơn bắt buộc duy nhất của đợt xem xét này nên mức thuế trên được áp dụng cho hơn 30 doanh nghiệp tôm Việt Nam còn lại là bị đơn của vụ kiện.
Như vậy, thuế chính thức áp dụng thấp hơn nhiều so với mức sơ bộ 25,76%, cũng như thấp hơn mức áp dụng của đợt PR11 là 4,78%. Doanh nghiệp tôm Việt bán hàng vào Mỹ theo giá DDP (giá giao đã nộp thuế), theo quy định, đã đặt cọc tiền thuế theo mức 4,78%. Do đó, Sao Ta và các đơn vị khác có thể nhận lại tiền chênh lệch sau khi mức thuế chính thức được công bố.
Ông Hồ Quốc Lực - Chủ tịch HĐQT Sao Ta - cho biết trong quá trình thẩm tra của DOC, công ty đã cung cấp đầy đủ thông tin theo yêu cầu. Ông cho hay mức thuế này nằm trong dự liệu do giá trị thay thế sử dụng không còn phù hợp. Trước đây, các doanh nghiệp tôm mua và chế biến phần lớn là tôm sú và nhận giá trị thay thế từ tôm sú Bangladesh. Tuy nhiên, tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam hiện nay phổ biến hơn với giá thấp hơn tôm sú.Mức thuế chống bán phá giá có thể giảm xuống dưới 5%, theo vị này, là nhờ DOC đã khách quan xem xét đầy đủ các thông tin DOC nhận được khi qua Sao Ta thẩm tra sổ sách và cơ sở vật chất. Ngoài ra, tôm Việt có được kết quả này một phần khác nhờ vào sự tích cực của hãng luật tư vấn, việc thống nhất trong nội bộ để có các giải trình hợp lý kịp thời của VASEP, cũng như các đối sách mang tính chất bền vững lâu dài. Đặc biệt, đội ngũ nhân sự của doanh nghiệp đã có nhiều nỗ lực trong việc thống kê số liệu kịp thời, đáp ứng đòi hỏi từ DOC.
Ông Lực đánh giá mức thuế này là một thành công bước đầu để các doanh nghiệp tôm Việt Nam an tâm đẩy mạnh bán hàng vào Mỹ, đặc biệt là tới đây sẽ là giai đoạn các nhà nhập khẩu Mỹ tập trung mua hàng.
Trong đợt PR13, Sao Ta tiếp tục là bị đơn bắt buộc. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) đã tập hợp các bị đơn vụ kiện để nhờ luật sư tư vấn, tìm giá trị thay thế mới là tôm thẻ cho phù hợp thực tế. Theo dự đoán của ông Lực, nếu giá trị thay thế mới được áp dụng, chắc chắn mức thuế ở PR13 sẽ rất thấp, thậm chí là 0%. Hiện nay, Sao Ta đã cung cấp tất cả dữ liệu mà DOC yêu cầu cho PR13.
Trong 6 tháng đầu năm nay, Sao Ta ghi nhận các lĩnh vực hoạt động đều khởi sắc, có tăng trưởng và hiệu quả tốt. Cụ thể, tính từ tháng 10/2017 đến tháng 6/2018 (theo niên độ tài chính), doanh số tiêu thụ của Sao Ta đạt 123,9 triệu USD, ứng với hơn 2.800 tỷ đồng. Theo báo cáo tài chính quý II (1/10 - 31/3), công ty đạt doanh thu thuần 1.889 tỷ đồng, tăng trưởng 39%; lãi ròng 51,4 tỷ đồng, tăng trưởng 18% so với cùng kỳ năm trước.
Về hoạt động nuôi tôm, công ty đang tiến hành thu hoạch với các ao thả trong tháng 4 vừa qua, việc thu hoạch cuốn chiếu như lịch thả giống, kết quả nuôi rất khả quan. Đồng thời, do thời tiết ảnh hưởng, từ ngày 3/7 công ty sẽ thả nuôi 88 ao làm mới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo