Thế giới hình thành “luật chơi” mới về thương mại, doanh nghiệp chậm thích ứng sẽ gặp bất lợi
Đà Nẵng hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ / Doanh nghiệp lỡ cơ hội vì thiếu kỹ năng kinh doanh trực tuyến
70% doanh nghiệp thiếu kiến thức về phát triển xanh
Trong bối cảnh trên, theo ông Hoàng Minh Chiến - Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), nhận thức hạn chế của nhiều doanh nghiệp (DN) Việt Nam về phát triển xanh và phát triển bền vững đang là điều đáng lưu tâm.
Dẫn kết quả khảo sát năm 2022 của Cục Phát triển DN (Bộ KH&ĐT), ông Chiến cho biết, 70% DN chưa được trang bị đủ kiến thức về phát triển xanh, phát triển bền vững. Dù vậy, 83% DN cho rằng phát triển bền vững giúp nâng cao hình ảnh và uy tín. 57% DN đã thấy sự cần thiết phải hướng tới phát triển bền vững vì coi đây là áp lực cần tuân thủ, nhất là đối với các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như Mỹ và EU.
Thực tế, 98% DN Việt Nam có quy mô siêu nhỏ, nhỏ và vừa nên hạn chế nguồn lực để đầu tư nhằm chuyển đổi mô hình kinh doanh theo hướng bền vững hơn.
Phần lớn các DN nhỏ và vừa dừng lại ở mức cân nhắc, chưa có những bước triển khai đầu tiên các hoạt động hướng tới phát triển bền vững.
Từ thực trạng này, đánh giá về thách thức của DN trong việc đi theo con đường phát triển xanh, phát triển bền vững, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại cho rằng có 5 thách thức chính.
Thứ nhất, am hiểm cần thiết của DN để đáp ứng các chuẩn mực cao về môi trường, trách nhiệm xã hội, quản trị DN còn hạn chế.
Thứ 2, do đa phần là các DN vừa, nhỏ và siêu nhỏ nên chi phí và nguồn lực DN còn yếu.
Thứ 3, từ hạn chế về nguồn lực nên DN vẫn phải sử dụng công nghệ sản xuất cũ, khó có thể thay thế công nghệ mới ngay được.
Thứ 4, DN có thể gặp rủi ro nếu quản lý theo không được tốt do còn thiếu kinh nghiệm và hạn chế về kỹ năng về phát triển xanh và phát triển bền vững.
Thứ 5, một số chương trình, dự án mới dừng lại ở nâng cao nhận thức, đào tạo trên diện rộng, chưa có giải pháp thiết thực hay đi sâu vào nhu cầu cụ thể của DN.
Cần kiên định với chiến lược phát triển bền vững
Trước những thách thức này, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại cho rằng, DN cần một tư duy đúng về phát triển bền vững. Với việc phát triển xanh, phát triển bền vững, DN sẽ tận dụng được những ưu đãi liên quan đến các cam kết thuế quan trong các hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt là các FTA thế hệ mới.
Nên thực hiện đổi mới sáng tạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tối ưu hóa nguồn lực, tạo ra những sản phẩm dịch vụ “xanh” để thích ứng với xu hướng của người tiêu dùng hiện nay.
Phải kiên định với chiến lược dài hạn hướng phát triển bền vững trong từng giai đoạn phát triển. Hiệu quả từ việc đầu tư cho phát triển xanh sẽ không thể có ngay tức thì. Nếu kiên định với chiến lược này thì giá trị gia tăng mang lại cho DN sẽ rất lớn.
Cùng với việc xây dựng, duy trì văn hoá DN cần chú trọng nâng cao giá trị thương hiệu, tăng cường liên kết, hợp tác với các DN.
“Để DN có thể tận dụng được những ưu thế khi Việt Nam tham gia vào các FTA, trong đó có các yêu cầu về môi trường, những rào cản trong nước ngày càng cao về trung hoà carbon, bảo đảm an sinh xã hội… thì DN cần phải có sự đầu tư, chiến lược rõ ràng trong việc xây dựng, phát triển thương hiệu của mình theo hướng xanh và bền vững.
Khi đã có chiến lược hướng tới phát triển xanh và bền vững, DN hoàn toàn có thể hoàn toàn tìm kiếm và tận dụng từ phía cơ quan Chính phủ các cơ chế chính sách, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp cam kết phát triển xanh, sản xuất xanh cùng với các cam kết của các nhà tài trợ quốc tế hỗ trợ DN theo con đường phát triển bền vững”, ông Chiến chia sẻ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo