Tòa án EU hủy án phạt trốn thuế đối với Apple
Cộng đồng quốc tế hào hứng với điện thoại Vsmart Aris 5G "Make in Vietnam" / Mẹo chặn xóa các ứng dụng trên iPhone và iPad
Trước đó, vào tháng 8/2016, Ủy ban châu Âu (EC) đã quyết định phạt tập đoàn công nghệ Apple của Mỹ 13 tỷ euro về hành vi trốn thuế tại Ireland. Đây được coi là mức án phạt cao nhất trong lịch sử của liên minh. EU đã tiến hành điều tra trong 3 năm về các thỏa thuận ưu đãi thuế giữa Apple và Ireland.
Kết quả cho thấy tập đoàn có giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất thế giới này đã dàn xếp với Chính phủ Ireland để tránh các hóa đơn đóng thuế. Ủy viên phụ trách vấn đề cạnh tranh của EU, bà Margrethe Vestager, cho hay Dublin đã dành những ưu đãi thuế bất hợp pháp, hay còn gọi là "các thỏa thuận nhân ái", cho Apple, qua đó tiếp tay cho hãng này trốn thuế trong nhiều năm. Quan chức EU này còn chỉ rõ cùng các thỏa thuận với Chính phủ Ireland, mức thuế mà Apple phải đóng rất thấp, chỉ ở mức 0,005% trên tổng lợi nhuận của hãng này tại EU vào năm 2014. Như vậy, Apple chỉ phải trả 50 euro tiền thuế cho mỗi 1 triệu euro lợi nhuận.
Cả Ireland và Apple đều phản đối quyết định trên và kháng cáo. Trong phán quyết mới nhất, tòa án EU cho rằng EC đã không chứng minh được rằng các chi nhánh của Apple tại Ireland được hưởng lợi kinh tế thông qua hành động hỗ trợ của chính phủ nước này. Các bên liên quan có thể tiếp tục kháng cáo lên Tòa án Công lý châu Âu (ECJ) vào năm 2021.
Apple đã hoanh nghênh phán quyết mới nhất, tái khẳng định rằng điểm đến của số lợi nhuận trên là Mỹ, chứ không phải Ireland. Apple nhấn mạnh vụ kiện này không phải là về số tiền thuế mà công ty phải trả, mà tập trung vào nơi công ty cần nộp. Doanh nghiệp này luôn tự hào là công ty đóng thuế lớn nhất trên thế giới và nhận thức được tầm quan trọng của tiền thuế trong xã hội.
Tương tự, Ireland đã đánh giá tích cực phát quyết trên, khẳng định Apple đã không nhận được bất kỳ ưu đãi nào và công ty đã nộp thuế theo đúng luật của nước này.
Thất bại trên của EC được cho là sẽ làm suy yếu hoặc trì hoãn các vụ kiện chống lại các thỏa thuận của các "đại gia" Ikea và Nike với Hà Lan, Huhtamaki với Luxembourg. Trước Apple, thương hiệu cà phê nổi tiếng của Mỹ là Starbuck và hãng sản xuất ô tô Fiat cũng chịu mức phạt lên tới 30 triệu euro (tương đương 34 triệu USD) về hành vi trốn thuế lần lượt tại hai nước nói trên.
End of content
Không có tin nào tiếp theo