Hỗ trợ doanh nghiệp

TP.HCM giải đáp vướng mắc về chính sách lao động cho doanh nghiệp

(DNVN) - Ngày 31/10, lãnh đạo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP. HCM cùng các phòng ban chuyên môn đã tập trung giải đáp nhiều câu hỏi của doanh nghiệp xoay quanh chính sách lao động, tiền lương, bảo hiểm thất nghiệp...

OPPO tăng trưởng mạnh mẽ với hai sản phẩm bán chạy nhất thị trường / Vai trò đặc biệt của Boeing trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung

Nội dung này được đề cập tại Hội nghị đối thoại giữa doanh nghiệp (DN) và chính quyền TP. HCM về chính sách lao động, việc làm, an toàn lao động và giáo dục nghề nghiệp do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tổ chức.
Về câu hỏi của đại diện Công ty May mặc CD rằng, tiêu chí nào để DN được Nhà nước công nhận là DN nhỏ và vừa (DNNVV) và những DN này sẽ được hỗ trợ những gì? ông Trần Ngọc Sơn, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH cho biết: Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa quy định, DN nhỏ và vừa bao gồm DN siêu nhỏ, DN nhỏ và DN vừa, có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân không quá 200 người và đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: Tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng.
Lãnh đạo Sở Lao động Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh giải đáp vướng mắc cho doanh nghiệp. (Ảnh: TTXVN)

Lãnh đạo Sở Lao động Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh giải đáp vướng mắc cho doanh nghiệp. (Ảnh: TTXVN)

Theo ông Sơn, Luật Hỗ trợ DNNVV cũng nêu rõ, DNNVV được miễn, giảm chi phí tham gia các khóa đào tạo có sử dụng ngân sách nhà nước về khởi sự kinh doanh và quản trị doanh nghiệp, đào tạo nghề cho lao động làm việc trong các DNNVV.
Trong đó, học viên của DNNVV thuộc địa bàn kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn, DNNVV do nữ làm chủ thì được miễn phí tham gia khóa đào tạo. DNNVV khi cử lao động tham gia khóa đào tạo trình độ sơ cấp hoặc chương trình đào tạo dưới 3 tháng thì được miễn chi phí đào tạo.
Liên quan tới vấn đề bảo hiểm y tế, đại diện Công ty Giải pháp mạng mềm nêu vấn đề, trường hợp người lao động có 2 hợp đồng lao động với hai đơn vị khác nhau thì bảo hiểm y tế đóng theo hợp đồng làm việc nào? Nếu người lao động đã có hợp đồng lao động và tham gia bảo hiểm ở đơn vị khác thì DN thứ hai ký hợp đồng lao động có phải chi trả tiền bảo hiểm xã hội vào lương cho người lao động hay không?
Về vấn đề này, ông Nguyễn Tất Năm, Trưởng phòng Lao động, Tiền lương, Bảo hiểm xã hội - Sở LĐ-TB&XH cho biết, trường hợp người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thêm một hoặc nhiều hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên thì đóng bảo hiểm y tế theo hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất.
Trong trường hợp, người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội ở một đơn vị khác thì DN ký hợp đồng lao động sau không phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động đó nhưng phải chi trả số tiền tương đương vào kỳ trả lương hàng tháng cho người lao động.
Quy định về đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam cũng được các DN quan tâm. Theo lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH, người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động từ đủ 1 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.
Đối với người lao động là công dân nước ngoài di chuyển trong nội bộ DN là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó 1 năm thì được miễn giấy phép lao động và không thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
PV
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm