Hỗ trợ doanh nghiệp

Thư ngỏ "kêu oan" của hai doanh nhân gửi Quốc hội

(DNVN)- Vụ án có dấu hiệu oan sai “Đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường thủy không đảm bảo an toàn”- 5 năm nay chưa có hồi kết, được Doanhnghiepvn.vn phản ánh trong bài “Doanh nghiệp Việt Séc lao đao vì bị ép án” (ra ngày 26/10).

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: Cơ hội và thách thức cho hàng Việt / OPPO tăng trưởng mạnh mẽ với hai sản phẩm bán chạy nhất thị trường

Mới đây doanh nhân Vũ Văn Đảo và Đinh Văn Quyết – hai bị can trong vụ án- đã gửi thư ngỏ lên Quốc hội phản ánh về “Tình trạng hình sự hóa các hành vi trong đời sống xã hội làm mất niềm tin của doanh nhân, doanh nghiệp, làm cán bộ, công chức sợ trách nhiệm dẫn đến bộ máy trì trệ”.

Mặc dù thị trường có nhu cầu lớn, hoạt động sản xuất tàu thuyền PPC vẫn đình trệ

Mặc dù thị trường có nhu cầu lớn, hoạt động sản xuất tàu thuyền PPC vẫn đình trệ

Từ vụ án “Đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường thủy không bảo đảm an toàn” mà dư luận gọi là vụ án cano Cần Giờ đã cho thấy tình trạng lạm dụng quyền lực hình sự hóa các hành vi trong đời sống xã hội là hết sức nghiêm trọng, nó tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế xã hội, làm méo mó luật pháp.

Để góp phần phản ánh nguyên nhân dẫn đến tình trạng doanh nghiệp VN bị cản trở phát triển – vấn đề đang được nhiều đại biểu QH đề cập, Doanhnghiepvn.vn xin trích đăng một phần lá thư ngỏ của hai ông Vũ Văn Đảo - Chủ tịch HĐQT, Bí thư chi bộ Cty CP Công nghệ Việt Séc và Đinh Văn Quyết - Giám đốc Cty.

"Chúng tôi là hai lãnh đạo của một doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ - Cty CPCN Việt Séc tại Vũng Tàu, hiện chúng tôi đang phải mang án oan sai hơn 5 năm qua và không biết khi nào mới kết thúc. Doanh nghiệp từ khi sinh ra năm 2012 đến nay, hết bị cơ quan đăng kiể(Bộ GTVT) hành lại đến các cơ quan tố tụng TPHCM hành…

Hình sự hóa hành vi ứng dụng KHCN

 

Ngày 2/8/2013, không may xảy ra vụ tai nạn cano tại Cần Giờ, TPHCM hậu quả 9 người chết trong đó có thuyền trưởng. Các cơ quan chuyên môn và cơ quan tố tụng đã xác định nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tai nạn là do chở quá người và gặp thời tiết xấu.

Phương tiện bị tai nạn tàu BP12-04-02 được cơ quan tố tụng xác định đang thuộc quyền quản lý và sử dụng của Biên phòng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tàu cũng đã được Phòng Đăng kiểm Hải quân đăng kiểm để cho phép đưa vào sử dụng từ ngày 16/7/2013.

Tàu bị tai nạn do Cty Việt Séc (một doanh nghiệp khoa học và công nghệ của tỉnh BRVT) sản xuất bằng công nghệ vật liệu mới PPC (Polypropylen copolymer), là công nghệ tiên tiến do các chuyên gia Cộng hòa Séc chuyển giao cho VN. Tàu được Cty Việt Séc bàn giao cho Biên phòng để đăng kiểm và đưa vào sử dụng từ ngày 10/6/2013.

Ngày 4/9/2013, Cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can về tội “Đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường thủy không bảo đảm an toàn”, quyết định khởi tố đã quy chụp cho các bị can về hành vi “Điều động cano BP12-04-02..”, nhưng quá trình điều tra đã không chứng minh được hành vi khởi tố do tàu đang thuộc quyền quản lý và sử dụng của Biên phòng, các bị can không có quyền điều động phương tiện của lực lượng vũ trang.

Từ chỗ không chứng minh được hành vi đã khởi tố, cơ quan điều tra lại dựa vào văn bản sai trái số 1378 ngày 1/7/2013 của Cục Đăng kiểm VN để hình sự hóa một hành vi được Hiến pháp khuyến khích và bảo vệ quy định tại Điều 62 “Nhà nước ưu tiên đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu, phát triển, chuyển giao, ứng dụng có hiệu quả thành tựu khoa học và công nghệ; bảo đảm quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ; bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. ứng dụng khoa học công nghệ vào đời sống”.

 

Suốt từ năm 2012 tàu thuyền công nghệ mới do Cty sản xuất bị Cục Đăng kiểm VN hành không đăng kiểm, ngay cả sản phẩm tàu thuyền do Cty sản xuất đoạt cúp vàng tại hội chợ khoa học công nghệ Quốc tế (Techmart 2012), được đăng kiểm Quốc tế Cslloyd đăng kiểm nhưng vẫn bị Cục Đăng kiểm VN từ chối đăng kiểm.

Hành doanh nghiệp không sản xuất được tàu thuyền, Cục Đăng kiểm VN lại còn phát văn bản sai trái số 1378 ngày 1/7/2013 là cái cớ để Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM hình sự hóa hành vi “Đưa công nghệ vật liệu mới PPC vào sản xuất tàu thuyền” là tội phạm sau khi xẩy ra tai nạn.

Hệ lụy của việc hình sự hóa

Chính việc hình sự hóa của cơ quan điều tra làm cho doanh nghiệp suốt 6 năm nay không thể phát triển được tàu thuyền công nghệ vật liệu mới PPC, một công nghệ tiên tiến, an toàn, thân thiện môi trường.

Tàu thuyền PPC do Cty sản xuất và đã sử dụng suốt 6 năm nay tại Vũng Tàu Marina vẫn đang hoạt động rất tốt, được khách hàng tin tưởng đặt hàng nhưng lại bị các cơ quan quản lý nhà nước Bộ Ngành cản trở không cho phát triển chỉ vì sợ có chuyện gì lại bị hình sự hóa.

 

Tình trạng hình sự hóa cũng làm cho nhiều cơ quan như Ủy ban KHCN&MT Quốc hội, Bộ KH&CN, Bộ GTVT dù muốn ủng hộ doanh nghiệp phát triển tàu thuyền công nghệ mới nhưng cũng rất rụt rè và né tránh.

Các cơ quan đăng kiểm như Phòng đăng kiểm Hải quân, Cục Đăng kiểm VN, Trung tâm đăng kiểm tàu cá dù có muốn ủng hộ doanh nghiệp đóng tàu tuần tra, tàu du lịch, tàu cá cho ngư dân bằng công nghệ vật liệu PPC nhưng cũng không dám làm vì sợ trách nhiệm mà thực chất là sợ bị hình sự hóa.

Tình trạng hình sự hóa dẫn đến tâm lý sợ sệt, không ai dám mạnh dạn ủng hộ cái mới, cái tiến bộ. Trong công việc thì tìm cách đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, không ai dám hết mình vì nước, vì dân.

Vũ Văn Đảo – Đinh Văn Quyết "

Hai ông Vũ Văn Đảo và Đinh Văn Quyết cho hay, hai ông hy vọng Tòa án Nhân dân TP Hồ Chí Minh phán quyết vụ án để Công ty Việt Séc...hồi sinh.

 

Hoài Nam
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm