Hỗ trợ doanh nghiệp

TS Lê Đăng Doanh: Tuổi thọ sản phẩm khoa học - công nghệ rất ngắn, cần rút bớt thủ tục

DNVN - Tại Hội thảo Thúc đẩy khoa học và công nghệ cho doanh nghiệp Việt Nam ngày 15/5 tại TP Hồ Chí Minh, TS Lê Đăng Doanh - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương kiến nghị Bộ KH&CN rút bớt một số thủ tục hành chính không cần thiết để tránh tình trạng sản phẩm khi ra mắt được thì đã bị lỗi thời.

60 nhà nhập khẩu đồ uống Trung Quốc giao thương trực tuyến với doanh nghiệp Việt Nam / Trung Quốc chuộng cà phê Việt và đồ uống hương trái cây

Giảm thủ tục để hỗ trợ doanh nghiệp
Hội thảo Thúc đẩy khoa học và công nghệ cho doanh nghiệp Việt Nam do Hiệp hội Doanh nghiệp Khoa học và Công nghiệp Việt Nam (VST) tổ chức. Ông Hoàng Đức Thảo - Chủ tịch VST, Chủ tịch HĐQT kiêm CEO Công ty CP Khoa học công nghệ Việt Nam chủ trì hội nghị.
Tại sự kiện, lãnh đạo Bộ KH&CN cùng đại diện các ban ngành Trung ương, địa phương và doanh nghiệp đã thảo luận nhằm tìm ra giải pháp giải quyết những khó khăn, thách thức mà các doanh nghiệp KH&CN đang gặp phải hiện nay.
Ông Hoàng Đức Thảo - Chủ tịch VST khẳng định: "Việc thúc đẩy các doanh nghiệp liên kết, hợp tác phát triển đầu tư, ứng dụng KH&CN vào sản xuất, kinh doanh, từ đó tạo ra sản phẩm đạt chất lượng có giá trị, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế là yếu tố quan trọng trong thời hội nhập kinh tế quốc tế”.
Theo TS Lê Đăng Doanh: Tuổi thọ sản phẩm khoa học - công nghệ rất ngắn, cần rút bớt thủ tục.

Theo TS Lê Đăng Doanh: Tuổi thọ sản phẩm khoa học - công nghệ rất ngắn, cần rút bớt thủ tục.

Nhấn mạnh vấn đề kinh tế số, TS Lê Đăng Doanh - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương cho biết: Đại dịch COVID-19 trong hơn 2 năm đã tác động tiêu cực đến mọi ngành, mọi lĩnh vực. Tuy nhiên, đại dịch cũng là nhân tố thúc đẩy kinh tế số phát triển. Kinh tế số giúp kết nối doanh nghiệp, tối ưu nguồn lực, tiết kiệm chi phí, loại bỏ các khâu trung gian. Kinh tế số làm thay đổi mạnh mẽ sự phát triển của nhân loại.
Ngày 27/9/2019 Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với mục tiêu tổng quát tận dụng có hiệu quả các cơ hội do cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem lại để thúc đẩy quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với thực hiện các đột phá chiến lược và hiện đại hoá đất nước; phát triển mạnh mẽ kinh tế số, phát triển nhanh và bền vững dựa trên khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao...
Trong bối cảnh này, cộng đồng doanh nghiệp KH - CN hiện nay vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Theo đó, chuyên gia này đề xuất Bộ KH&CN rút bớt một số thủ tục hành chính không cần thiết để hỗ trợ doanh nghiệp. Bởi lẽ, hiện nay tuổi thọ của sản phẩm KH - CN rất ngắn, nếu phải thực hiện đầy đủ các thủ tục sẽ mất nhiều thời gian, đến khi ra mắt được sản phẩm thì đã bị lỗi thời. Bộ KH&CN cũng cần nghiên cứu về tín dụng, đầu tư mạo hiểm của Mỹ để hỗ trợ các dự án tiềm năng phát triển trong tương lai.
Doanh nghiệp cần tạo sự khác biệt
Trong khi đó, đưa ra gợi ý cho doanh nghiệp về vấn đề thương hiệu, ông Trần Giang Khuê – Trưởng Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại TP Hồ Chí Minh cho rằng, các doanh nghiệp khởi nghiệp cần tra cứu thông tin sở hữu trí tuệ để định hướng, nghiên cứu phát triển sản phẩm, quyết định đầu tư khởi nghiệp.
ông Trần Giang Khuê – Trưởng Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại TP Hồ Chí Minh chia sẻ tại Hội thảo.

Ông Trần Giang Khuê – Trưởng Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại TP Hồ Chí Minh chia sẻ..

Để xây dựng và phát triển thương hiệu, tạo ra sự phát triển đột phá và bền vững, ông Khuê gợi ý doanh nghiệp cần tạo nên sự khác biệt độc đáo, đáp ứng các giá trị cốt lõi của sản phẩm và thương hiệu. Doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới sáng tạo để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ có tính cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp KHCN cần phải nắm rõ thông tin thay đổi, biết rõ các quy định pháp luật, nắm vững các điều ước quốc tế, các quy định mới về sở hữu trí tuệ trong các FTA thế hệ mới để tận dụng các lợi thế từ các cơ chế chính sách, từ đó biến thành nguồn lực của DN.
Để bắt kịp với xu thế của thời đại, doanh nghiệp cần lưu tâm đến vấn đề hội nhập, thị trường các nước có tiềm năng, chủ động tìm hiểu thông tin qua VCCI, các hiệp hội hoặc các cơ quan, ban, ngành để có đầy đủ thông tin về FTA, cũng như thông tin về thị trường.
"Trong bối cảnh hội nhập, khoa học công nghệ, tri thức, tài sản trí tuệ của thế giới rất nhiều, doanh nghiệp phải biết tận dụng các cơ hội từ FTA để đứng trên vai “người khổng lồ”, không ngừng đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh”, ông Khuê nhấn mạnh.
Dù nhấn mạnh vai trò quan trọng của truyền thông trong các sản phẩm KHCN và đổi mới sáng tạo, bà Bùi Thanh Hằng - Trưởng ban Truyền thông của TechFest 2022 cho biết, các DN cũng cần có câu chuyện đối với sáng tạo KH - CN đằng sau sản phẩm của mình.
Bà Bùi Thị Thanh Hằng - Trưởng ban Truyền thông của TechFest 2022 cho rằng, các DN cũng cần có câu chuyện đối với sáng tạo KH - CN đằng sau sản phẩm của mình.

Bà Bùi Thanh Hằng - Trưởng ban Truyền thông của TechFest 2022 cho rằng, các DN cũng cần có câu chuyện đối với sáng tạo KH - CN đằng sau sản phẩm của mình.

“Bên cạnh việc truyền thông, cơ quan quản lý cũng cần tập trung vào các giải thưởng KHCN đổi mới sáng tạo bởi đây là kênh liên kết chiến lược, đưa thương hiệu của doanh nghiệp gần gũi với người tiêu dùng trong và ngoài nước”, bà Hằng cho biết thêm.
Thu An - Hoàng Thơ
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm