Số phận bí ẩn kiệt tác của danh họa Caravaggio
Quang Trung đuổi giặc: Chiến thuật 'qua sông đốt thuyền, ăn xong lấp giếng' trong trận Ngọc Hồi - Đống Đa / Ảnh hiếm về Adolf Hitler trước khi trở thành trùm phát xít khét tiếng
Một lần, Caravaggio đã giết chết một người đàn ông khi cãi vã về một món nợ cá cược. Trước khi bị truy tố tội giết người, ông đã trốn khỏi thủ đô Rome và sống chui lủi phần lớn quãng đời ngắn ngủi của mình để tránh pháp luật.
Sau khi ở tại thành phố Naples và Malta một thời gian ngắn, Caravaggio đã đến Sicily và ở trên hòn đảo này khoảng một năm. Trong suốt thời gian đó, ông thường xuyên mang dao găm bên người và giấc ngủ lúc nào cũng chập chờn. Cũng chính tại đây, ông đã vẽ một số kiệt tác để đời, trong đó có bức “Nativity with San Lorenzo and San Francesco”.
Suốt hơn ba thế kỷ rưỡi, bức họa vẫn được treo ở vị trí duy nhất là trên ban thờ ở nhà nguyện San Lorenzo ở thành phố Palermo cho đến một đêm tháng 10 giông bão năm 1969. Đêm đó, bọn trộm đã lặng lẽ cắt bức tranh ra khỏi khung. Kể từ đó, không ai trừ chính những kẻ trộm còn nhìn thấy kiệt tác này. Bức họa được định giá 20 triệu USD và nằm trong danh sách 10 vụ án liên quan đến nghệ thuật chưa được giải quyết của Cục Điều tra Liên bang Mỹ. Ngày nay, ngự trên vị trí bức tranh gốc tại nhà nguyện San Lorenzo là một bản mô phỏng mờ nhạt, như bóng ma yếu ớt của kiệt tác bị đánh cắp.
Sự biến mất của kiệt tác là một thiệt hại vô cùng to lớn với nền nghệ thuật phương Tây. Caravaggio mới 39 tuổi khi qua đời năm 1610 nên số tác phẩm ông để lại cho đời không nhiều, chỉ khoảng 70 bức. Do đó, mất dù chỉ một kiệt tác cũng là một thiệt hại to lớn với nhân loại.
Kiệt tác bị đánh cắp. |
Caravaggio thường lấy những người rất đỗi bình thường để làm mẫu vẽ tranh. Chủ đề Thiên chúa truyền thống được danh họa xử lý theo cách phi truyền thống. Nhận xét về bức họa “Nativity with San Lorenzo and San Francesco”, sử gia nghệ thuật Danielle Carrabino, cho biết: “Bức họa gây ấn tượng sâu sắc. Đức Chúa dường như là một hài nhi mỏi mệt, gần như thiếp đi trên máng cỏ khô. Đức mẹ có vẻ kiệt sức sau khi sinh con. Bức tranh không chỉ là cảnh chào đời của đấng cứu thế, mà còn là hình ảnh của bất kỳ bà mẹ nào vừa mới sinh một đứa con. Bằng cách liên tưởng hình ảnh này với cuộc sống thực của chúng ta, danh họa Caravaggio có thể chạm tới nhiều người xem hơn. Ông thậm chí còn để không gian cho chúng ta tham gia vào cảnh tượng này, để chúng ta thực sự cảm thấy mình là một phần của sự kiện”.
Sau khi vụ trộm xảy ra, người ta có nhiều giả thuyết về thủ phạm. Nhiều người lưu ý rằng bức tranh đã xuất hiện trong một chương trình truyền hình về kho báu nghệ thuật của Italy phát sóng không lâu trước vụ trộm. Họ cho rằng bọn trộm đã biết được tầm quan trọng của kiệt tác qua chương trình này và có thể chúng chỉ là những tên tội phạm cơ hội, không am hiểu nghệ thuật.
Một giả thuyết khác cho rằng mafia chính là thủ phạm cuỗm bức tranh quý giá. Bọn chúng thường ăn cắp tranh quý và trao đổi chúng để lấy ma túy, vũ khí. Lời lãi kiếm được từ tác phẩm nghệ thuật chỉ đứng sau lời lãi từ buôn bán ma túy.
Giả thuyết này được củng cố khi nhiều năm sau đó, một số người từng là mafia đã tiết lộ về bức họa của Caravaggio. Theo lời một người trong số đó, bọn trộm trong lúc cắt bức tranh ra khỏi khung đã khiến bức tranh bị hỏng nặng đến mức khi bọn chúng đưa cho người đặt mua xem, người này đã bật khóc. Người khác thì kể rằng bức tranh được giấu trong khu nhà phụ ở một nông trại và đã bị lợn, chuột gặm mòn và sau đó bị đốt. Hay như có người lại bảo nó được cất trong một hộp sắt chôn dưới lòng đất cùng nhiều tiền và ma túy hoặc có thể đã bị đổi lấy kim cương ở Nam Phi... Và cứ thế, ngày càng có nhiều đồn đoán, giả thuyết mà không dẫn người ta đi đến đâu.
Bản thân vụ trộm cũng bị thêu dệt khá nhiều. Nhiều thông tin dựa trên những tin đồn không đáng tin và sau đó được “tiểu thuyết hóa”. Một điều chắc chắn rằng bức tranh sơn dầu đã bị lấy ra khỏi khung bằng máy cắt hoặc bằng lưỡi dao cạo. Một điều nữa là bức tranh chưa bao giờ rời khỏi lãnh thổ Italy vì không có tin đồn nào về nó ngoài phạm vi Italy. Còn mọi thứ liên quan đến số phận bức tranh, dù nó bị đốt hay vẫn lưu lạc đâu đó, người ta không có bằng chứng, tất cả chỉ là tin đồn.
Gần nửa thế kỷ đã trôi qua, cơ hội tìm thấy kiệt tác ngày càng mờ nhạt. Đối với ông Giovanni Pastore, thành viên đội cảnh sát điều tra các vụ án liên quan đến nghệ thuật của Italy, chừng nào ông không tìm được bằng chứng cho thấy bức tranh đã bị phá hủy, ông sẽ vẫn tin rằng nó còn tồn tại đâu đó và tiếp tục điều tra.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách
CLIP: Sóc nhỏ "chơi khăm" linh miêu và cái kết đầy bi thảm