Ép con gái lấy kẻ đáng tuổi ông, Tần vương sốc khi thấy con sau đêm động phòng
Mức thu nhập "trên trời" của các đao phủ thời cổ đại: Ngoài lương còn có khoản "kiếm chác" không ngờ / Lao Ái: Dựng nghiệp nhờ “năng lực đàn ông” rồi nhận kết cục bi đát cũng vì điều này
>> Xem thêm: Rốt cuộc Từ Hi Thái Hậu tắm rửa như thế nào mà phải cần đến 3 bồn tắm cỡ lớn và hơn 100 cung nhân phục vụ?
Giờ đây mỗi khi nhắc tới những nhân vật mang dòng dõi hoàng tộc vào thời xa xưa, nhiều người thường ví họ như những kẻ may mắn khi đã ở vạch đích ngay từ lúc sinh ra.
Thế nhưng ít ai có thể nhìn ra rằng, phía sau thân phận cao quý và cuộc sống tưởng như hoa lệ của họ lại là những nỗi khổ không mấy người hiểu thấu.
>> Xem thêm: Đời sống tình ái kỳ lạ cùng cái chết bí ẩn của Thành Cát Tư Hãn
Mặc dù được sinh ra trong gia đình hoàng thất, tuy nhiên sự thực là không ít hoàng thân quốc thích thời phong kiến đều trở thành quân cờ hy sinh cho các cuộc hôn nhân chính trị. Những vị công chúa với danh nghĩa là con gái của các Hoàng đế cũng không phải ngoại lệ.
Trong số những công chúa có số phận bi thảm của lịch sử Trung Hoa, hậu thế vẫn không khỏi tiếc thương khi nhắc tới giai thoại cuộc đời của Hoa Dương công chúa - người con gái yêu được Tần Thủy Hoàng rất mực sủng ái năm nào.
Lai lịch của lão tướng được làm con rể của Tần Thủy Hoàng dù đã ở tuổi "gần đất xa trời"
>> Xem thêm: Giải mã 'thuật khủng bố' của Thành Cát Tư Hãn: 'Át chủ bài' giúp quân Mông Cổ đại thắng
>> Xem thêm: Sở hữu vài chục thê thiếp và đòn cao tay giúp Thành Cát Tư Hãn kê cao gối ngủ mỗi đêm
Theo khẳng định của các học giả hiện đại, Hoa Dương công chúa là nhân vật có thật trong lịch sử Trung Hoa. Bà vốn là trưởng nữ của Tần Thủy Hoàng và được mang danh hiệu trưởng công chúa của Tần quốc.
Thế nhưng nếu so sánh với những người em trai như công tử Phù Tô hay Nhị Thế Hồ Hợi, Hoa Dương cũng như bao người con gái khác, đều có tên tuổi vô cùng mờ nhạt.
Dấu ấn lịch sử hiếm hoi mà vị trưởng công chúa này lưu lại cho hậu thế lại là một cuộc hôn nhân đầy trái ngang và đau lòng với Vương Tiễn – lão tướng già cả dưới tay Doanh Chính năm nào.
>> Xem thêm: Lăng mộ của Thành Cát Tư Hãn không tồn tại? Bí ẩn làm giới khảo cổ 'điên đầu' là gì?
Vương Tiễn (304 TCN – 214 TCN), người ở làng Tân Dương Đông (nay thuộc phía đông bắc huyện Phú Bình, Thiểm Tây), là một đại danh tướng nước Tần vào cuối thời Chiến Quốc. Ông từng có công lớn trong việc giúp Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa và lập ra nhà Tần.
Xét về tên tuổi và vai vế, vị tướng họ Vương này đứng ngang hàng với các danh tướng nổi tiếng cùng thời như Liêm Pha, Lý Mục và chỉ đứng sau duy nhất đại tướng quân bách chiến bách thắng Bạch Khởi.
Theo phò Doanh Chính từ lúc ông còn làm Tần vương cho tới khi lên ngôi, Vương Tiễn có thể xem như một khai quốc công thần của Tần triều. (Ảnh minh họa).
Về tính cách của vị tướng quân có diễm phúc lấy con gái Doanh Chính, "Sử ký" Tư Mã Thiên phần "Vương Tiễn liệt truyện" từng ghi lại một câu chuyện như sau:
Năm 225 TCN, Tần vương phát động chiến tranh diệt Sở. Vương Tiễn bấy giờ khẳng định phải cần ít nhất 60 vạn binh mới chắc thắng, còn vị tướng trẻ Lý Tín thì tự tin cho rằngmình chỉ cần 20 vạn.
Tần vương vì vậy mà chê cười Vương Tiễn đã già, liền giao 20 vạn quân cho Lý Tín đi đánh Sở. Vị tướng họ Vương này sau đó đã lấy lý do dưỡng bệnh để trở về quê nhà.
Sau đó, Lý Tín bị tướng Hạng Yên của nước Sở đánh cho đại bại. Doanh Chính lúc này buộc phải hạ mình tìm về tận quê nhà để gặp Vương Tiễn, mong muốn ông nhận lại ấn soái và đem quân đánh Sở.
Vương Tiễn không còn cách nào thoái thác, liền đưa ra hai yêu cầu: Thứ nhất là phải cấp đủ cho ông 60 vạn quân, thứ hai là xin Tần vương ban cho thật nhiều nhà cửa ruộng vườn để làm ít điền sản lưu lại cho con cháu.
Về lý do đưa ra điều kiện ban thưởng như trên, "Sử ký" cũng đưa ra lý giải rằng Vương Tiễn từ sớm đã nhìn ra Doanh Chính là người "tính tình kiêu ngạo, lại không tin người".
Vì vậy vị tướng họ Vương này đã cố tình xin ban thưởng ruộng vườn để gián tiếp thể hiện mình chỉ là kẻ mãng phu chứ không có mưu toan chính trị, từ đó khẳng định lòng trung thành của bản thân đối với quân chủ.
Do đó, có thể nói Vương Tiễn là một vị tướng vừa có tài cầm quân, lại vừa túc trí đa mưu, và đặc biệt là không ham quyền lực.
Nếu chỉ đánh giá trên phương diện tuổi tác, Vương Tiễn thậm chí còn lớn hơn nhiều tuổi so với Tần Thủy Hoàng - cha của Hoa Dương công chúa. (Ảnh minh họa).
Xét tới địa vị, danh phận hay tiếng tăm, Vương Tiễn hoàn toàn xứng đáng để trở thành một phò mã của hoàng thất. Cuộc hôn nhân của Hoa Dương công chúa với vị tướng nổi tiếng này có lẽ có thể xem là "xứng đôi vừa lứa" nếu bỏ qua một yếu tố. Đó chính là vấn đề tuổi tác.
Bởi lẽ, sự kiện Vương Tiễn dẫn quân đi đánh Sở xảy ra vào năm 225 TCN khi vị tướng này 79 tuổi. Trong khi đó, trưởng công chúa của Tần vương Doanh Chính bấy giờ còn chưa thành thân, vì vậy có thể khẳng định nàng đang ở độ tuổi trẻ trung xuân sắc.
Vì thế không khó để nhận thấy rằng, khoảng cách tuổi tác giữa Hoa Dương công chúa và tướng quân Vương Tiễn vốn dĩ không chỉ tính bằng năm mà còn là sự khác biệt giữa hai thế hệ.
Cuộc hôn nhân ai oán khiến công chúa Tần quốc bạc trắng cả đầu sau một đêm
Có nhiều ý kiến cho rằng, Hoa Dương công chúa không chỉ là vật hy sinh mà còn là một nạn nhân trong cuộc hôn nhân ép buộc với lão tướng Vương Tiễn. (Ảnh minh họa).
Về cuộc hôn nhân của Hoa Dương công chúa và tướng quân Vương Tiễn, "Cổ kim đồ thư tập thành" có ghi lại một đoạn như sau:
Năm 225 TCN, đại quân phạt Sở nếm mùi thất bại mà quay về. Vương Tiễn khi đó đang cáo bệnh ở quê nhà Tần Dương, Tần vương liền đích thân tới nơi gặp mặt, tự mình trao cho ấn soái.
Mặc dù Vương Tiễn một mực muốn ruộng vườn nhà cửa, dùng lòng tham để bày tỏ sự trung thành, thế nhưng Tần vương vẫn mang lòng đề phòng.
Vì vậy Doanh Chính đã dùng hôn nhân làm thủ pháp chính trị. Sau khi trở về Hàm Dương, ông đã hạ lệnh cho Hoa Dương công chúa mang theo 100 cung nữ xinh đẹp đi nghênh đón Vương Tiễn.
Trong khi đoàn người của công chúa đang trên đường đi theo đại quân, Tần vương còn âm thầm hạ thêm một thiếu chỉ bắt con gái mình phải gả cho vị tướng họ Vương. Đạo mật chỉ còn đưa ra một mệnh lệnh: "Thành thân ngay ở nơi gặp gỡ".
Hoa Dương công chúa chỉ đơn thuần nghĩ rằng mình đi nghênh đón đại quân chứ không ngờ bản thân đã trở thành một nước cờ hy sinh trên bàn cờ chính trị do cha nàng bày ra.
Khi hai người gặp mặt, hôn lễ của họ đã được cử hành một cách chóng vánh ngay trên đường hành quân. Phòng tân hôn của đôi phu thê cũng chỉ được dựng ở một nơi tạm bợ.
Cuộc hôn nhân do Doanh Chính sắp đặt trên danh nghĩa là để công chúa tôn quý nhất nước Tần gả cho tướng quân đắc lực nhất dưới tay Tần vương.
Thế nhưng đó thực chất là bước đi đầy mưu toan của vị quân chủ ấy với mục đích đem cô con gái đương độ thanh xuân của mình để lấy lòng một chiến tướng đã già, ép người đó giúp mình đoạt thiên hạ.
Mặc dù rất mực yêu thương trưởng công chúa, nhưng Tần Thủy Hoàng vẫn sẵn sàng hy sinh hạnh phúc của con gái vì đại nghiệp Tần triều. (Ảnh minh họa).
Về số phận của công chúa Hoa Dương, có giai thoại truyền lại rằng vì quá mức uất ức trước cuộc hôn nhân ép buộc này, tóc nàng đã bạc trắng ngay sau đêm động phòng hôm ấy.
Nơi được dựng tạm làm phòng tân hôn của nàng và Vương Tiễn sau đó được dân chúng lập miếu thờ. Ngôi miếu này cùng giai thoại bi đát về số phận của Hoa Dương vẫn được người dân nơi đây gìn giữ và lưu truyền cho tới sau này
Một giai thoại khác có phần ly kỳ hơn lại đề cập tới mối tình vô vọng giữa Hoa Dương và một nhân vật lịch sử nổi tiếng khác. Đó chính là nhạc sư Cao Tiệm Ly – bạn thân của Kinh Kha.
Theo đó, Hoa Dương từ khi sinh ra đã mắc một căn bệnh lạ khiến tóc bạc trắng. Dù Tần vương đã tìm kiếm các danh y khắp nơi về cung chữa trị, nhưng bệnh tình của công chúa vẫn chẳng hề thuyên giảm.
Sau này, nhạc sư nổi tiếng đương thời là Cao Tiệm Ly đã được mời vào cung. Không ngờ những khúc nhạc của chàng tài tử nổi danh ấy lại có thể khiến Hoa Dương công chúa khỏi bệnh.
Cũng kể từ sau mối lương duyên gặp gỡ đó, hai người họ đã nảy sinh tình cảm và âm thầm yêu nhau.Thế nhưng do rào cản về thân phận, Cao Tiệm Ly và Hoa Dương vốn chẳng thể nào thành thân một cách danh chính ngôn thuận.
Hơn nữa, Cao Tiệm Ly lại là bạn thân của Kinh Kha – người từng liều lĩnh đi hành thích Tần vương sau này.
Tương truyền rằng, năm xưa trước khi Kinh Kha đi hành thích, Cao Tiệm Ly cùng Yên Thái tử Đan đã tiễn ông đến bờ sông Dịch. Cũng tại bến sông ấy, những người bằng hữu này đã tiễn biệt nhau bằng câu thơ mà cho tới ngày nay vẫn lưu truyền cho hậu thế:
"Phong tiêu tiêu hề, Dịch thủy hàn
Tráng sĩ nhất khứ hề, bất phục hoàn"
(Dịch thơ: Gió đìu hiu sông Dịch lạnh ghê – Tráng sĩ một đi không trở về).
Cũng theo giai thoại ly kỳ nói trên, sau khi bị cha ép gả cho Vương Tiễn, Hoa Dương công chúa đã dùng cái chết để phản kháng với mong muốn bảo vệ cho tình yêu của mình với chàng nhạc sư trẻ.
Trong khi đó, một số tài liệu chính sử chỉ đề cập một cách vắn tắt về cuộc hôn nhân chênh lệch tuổi tác giữa Hoa Dương và Vương Tiễn.
Mặc dù vị lão tướng họ Vương ấy thành thân với Hoa Dương khi đã ở tuổi "thất thập cổ lai hy" và sau đó tới năm 90 tuổi mới qua đời, thế nhưng cuộc sống của công chúa sau đó ra sao thì không còn ai biết rõ…
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao thái giám lại để quả ké đầu ngựa trong đế giày khi phục vụ Hoàng đế và các phi tần?
Nó là bậc thầy diệt muỗi, tiêu diệt 3.000 con muỗi mỗi năm, nhưng lại đang bị con người bắt số lượng lớn làm món ngon
CLIP: Hươu cao cổ tung cú đá "trời giáng", sư tử phải trả giá đắt
Đang đi lang thang, người đàn ông bất ngờ nhặt được cục vàng 1,4 kg
Chân dung Hoàng đế Chu Nguyên Chương được vẽ bằng Al, hậu thế hoang mang: Đâu mới là thật?
CLIP: Trâu rừng phản công, bầy sư tử đành ngậm ngùi nhìn con mồi tuột mất