Nghiên cứu sốc về khả năng chịu đau của cây
"Cụ" cây rùa cổ tuổi hơn 10 đời người hiếm có khó tìm ở An Giang / Bốn cây thần cung nổi tiếng trong lịch sử Việt
Dù là thực vật nhưng cây cối hoa cỏ cũng biết đau như con người, thậm chí chúng còn hiểu rõ nỗi đau ấy khi bị một vật nhọn vô tình cứa vào da thịt.
Đó không phải câu chuyện đùa, đó là một nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Wisconsin-Madison.
Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng, khi cây cối bị thương, chúng sẽ phát một tín hiệu xuyên suốt cơ thể hệt như tín hiệu của hệ thần kinh con người và động vật khi phản ứng với cơn đau, chúng được gọi là glutamate.
Điều này sẽ kích thích cây sản sinh một lượng canxi truyền xuyên suốt thân và kích hoạt hormone kiềm chế stress.
Khi làm tổn thương thân cây, một luồng điện tích không xác định sẽ lan truyền khắp thân cây.
Những hormone này bao gồm những hóa chất thúc đẩy quá trình phục hồi hư hại cũng như hóa chất độc hại nhằm xua đuổi những loài động vật ăn lá.
Tuy rằng cây cối không cảm thấy đau như con người, nhưng phát hiện mới này cho thấy những phản ứng của cây khi bị thương hoặc bị tấn công cũng khá tương tự.
Tuy cây cối không hề có hệ thần kinh, video của các nhà khoa học cho thấy rằng chúng cũng có một dạng bản năng phòng vệ riêng khi gặp nguy hiểm.
Các nhà khoa học đã biết về phản ứng của thực vật nhưng trước đây chưa từng ghi hình được hiện tượng này hoặc hiểu được nguyên nhân.
Các nhà khoa học đã thử để sâu bướm cắn, dùng kéo cắt, và nghiền lá để kích thích cây sản sinh ra glutamate.
Một khi tín hiệu báo động đã được truyền đi khắp thân cây, những chiếc lá sẽ sản sinh những loại hormone phòng vệ nhằm bảo vệ chúng khỏi nguy hiểm.
Tuy rằng cây cối không cảm thấy đau như con người, nhưng phát hiện mới này cho thấy những phản ứng của cây khi bị thương hoặc bị tấn công cũng khá tương tự.
Không chỉ biết đau, cây cối còn biết cách để lãng quên đi quá khứ như con người. Chúng có thể quên đi một số thời khắc không vui trong cuộc sống thường ngày, quên đi những thời kỳ đau khổ trong quá khứ, nếu như nó gây ảnh hưởng đến sự phát triển của các thế hệ sau.
Tiến sĩ Peter Crisp - nhà thực vật học tại ĐH Quốc gia Australia đã trình bày trêntạp chí Science Advances:"Những ký ức căng thẳng trong quá khứ có thể khiến cây cối thích nghi theo hướng tiêu cực, cản trở khả năng phục hồi và gây ảnh hưởng đến sự phát triển".
Quá trình chối bỏ quá khứ này được điều khiển bởi các phân tử ARN - nơi vận chuyển các vật liệu di truyền, giúp sản sinh ra các protein thích hợp để mã hóa tế bào ADN.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngôi chùa cổ sở hữu 4 chiếc cột gỗ quý hơn 'kim cương' giá 3400 tỷ: Người người xếp hàng vào xem!
Khẩu súng đắt nhất thế giới trị giá hơn 110 tỷ: Chỉ vài người có khả năng mua, làm bằng chất liệu độc nhất
Chiếc giường gỗ có giá trị nhất miền Tây: Chế tác bằng gỗ quý hàng đầu Việt Nam, trả 3 tỷ không bán
Người đàn ông mua chiếc ấm nứt vì đam mê, nào ngờ là đồ cổ 250 năm được định giá hơn 17 tỷ đồng
Cặp vợ chồng sững sờ phát hiện chiếc bình sứ chắn cửa nhà suốt 36 năm lại có giá trị đến 30 tỷ đồng
Thông tin chiếc ly gần 900 tỷ đồng: Sản phẩm thời nhà Minh, kiệt tác của lịch sử gốm sứ Trung Quốc