"Ông trùm" phim võ hiệp Kim Dung giàu có, quyền lực cỡ nào?
Clip: ‘Nhức mắt’ với những ‘cảnh nóng’ kinh điển trong phim võ hiệp Kim Dung / 7 điều đặc biệt về 'võ lâm minh chủ' Kim Dung mà bạn chưa biết?
Ngày 30/10, đệ nhất tiểu thuyết gia võ hiệp Kim Dung đã qua đời trong sự bàng hoàng và tiếc thương của hàng triệu người hâm mộ trên khắp thế giới. Những câu chuyện và nhân vật của ông không chỉ gây ấn tượng trên màn ảnh mà còn đi vào lòng biết bao thế hệ.
Không chỉ là nhân vật kỳ cựu trong giới văn sỹ, mà khi là một doanh nhân, Kim Dung cũng được đánh giá là "vô tiền khoáng hậu". Với sự nghiệp thành công rực rỡ, ông sở hữu khối tài sản cùng mối quan hệ "khủng" trong làng giải trí Hoa ngữ và thậm chí có ảnh hưởng đến nhiều nhân vật tiếng tăm lừng lẫy như Jack Ma (Mã Vân). Vậy cụ thể, khối tài sản này đến từ đâu?
Ông trùm làng báo với các kỷ lục xuất bản đỉnh cao
Trong quãng thời giansáng tác từ 1955 đến năm 1970, Kim Dung đã cho ra mắt 14 bộ tiểu thuyết nhưng số lượng phát hành đến nay đã lên tới hàng trăm triệu bản. Ngoài ra, tổng số phim ảnh được chuyển thể từ tiểu thuyết của ông đã vượt qua con số 100.
Cụ thể, năm2010 khi 86 tuổi và đã gác bút nhiều thập kỷ,Kim Dung vẫnthu về3,5 triệu NDT (khoảng 12 tỷ đồng) tiền bản quyền (chưa tính % lãi trên đầu sách bán ra) từcác tiểu thuyết được đồng loạt tái bản ởTrung Quốc đại lục. Với thành tích này, ôngđượcxếp thứ 12 trong danh sách các tỷ phú giàu nhất Trung Quốc.
Ngoài danh xưng Đệ nhất tiểu thuyết gia võ hiệp, Kim Dung còn là người sáng lập tờ Minh báo nổi tiếng Hong Kong. Ông được truyền thông Hoa ngữ dành cho danh xưng "trùm báo chí" và ví như Rupert Murdoch (ông trùm truyền thông toàn cầu người Úc-Mỹ) của Hong Kong hay"võ lâm bang chủ" của làng báo chí truyền thông Hong Kong.
Với số vốn ít ỏi 100.000 HKD (gần 300 triệu đồng), Kim Dung lập ra Minh Báo. Thế nhưng tới năm 1991 khi lên sàn cổ phiếu, Minh Báo đã được định giá 870 triệu HKD (khoảng 2.500 tỷ đồng), trong đó Kim Dung sở hữu 60% (tương đương 1.500 tỷ đồng).
Năm 1992, lợi nhuận năm của Minh báo đạt 100 triệu HKD. Khối tài sản mà Kim Dung sở hữu lúc bấy giờ ước tính vào khoảng 120 triệu HKD (357 tỷ đồng), xếp thứ 64 trong danh sách các đại gia giàu nhất Hương cảng.
Thiên tài văn học dùng con chữ để mưu sinh đượcbao người nể phục
Kim Dung vốn là một công tử giàu có, lớn lên trong sự xa hoa củagia đình danh gia vọng tộc tại Chiết Giang. Cha ruột ônglà một đại địa chủ từng nhận được sự giáo dục theo kiểu phương Tây. Gia đình ông từng được vua Khang Hy ban tặng câu đối nhằm ca ngợi tài năng kiệt xuất.
Năm 15 tuổi, Kim Dung đã tự dùng kiến thức của mình để kiếm tiền trả học phí, tự dùng tài năng của mình kiếm việc mà không dựa vào gia sản của gia đình.
Kết hợp cùng người bạn,Kim Dung viết sách cho học sinh thi lên bậc sơ trung học.Cuốn sách này sau đó trở thành best-seller tại nhiều tỉnh khắp Trung Quốc và được coi là khởi đầu sự nghiệp viết lách của ông.
Năm31 tuổi, biên tập viên Kim Dung được giao tiếp quản một loạt truyện kiếm hiệp dài kỳ, đang bị một đồng nghiệp khác bỏ ngang không viết tại tòa soạn tờ New Evening Post của Hong Kong. Không lâu sau dó, ông cho ra mắt tiểu thuyết võ hiệp đầu tiên có tên Thư Kiếm Ân Cừu Lụcvà nhanh chóng xuất bản các tác phẩm khác cùng chủ đề.
Năm 1958 Anh hùng xạ điêu được lên màn ảnh với độ dài2 tập, đánh dấu bản chuyển thể đầu tiên từ tiểu thuyết của ông.
Nhờ thành công và lợi nhuận kiếm được, Kim Dung thành lập một tờ báo riêng - Minh Báo vào năm 1959. Khi mới ra mắt, doanh số của Minh báo chưa tốt nhưng nhờ có loạt truyện dài kỳ Thần điêu đại hiệp của Kim Dung, tờ báo đã nhận được nhiều chú ý của độc giả.
Bên cạnh việc viết truyện, ông còn dùng tên thật Tra Lương Dung để viết các bài bình luận vấn đề xã hội.Vốn tốt nghiệp ngành Luật quốc tế nên Kim Dung cực kỳ am hiểu hệ thống và cục diện chính trị thế giới, từ đó đưa ra được nhiều kiến giải độc đáo.
Thời điểm những năm 1960 khitình hình chính trường quốc tế rất phức tạp, Kim Dung đã dùng ngòi bút sắc sảo, đưa Minh báo thành tờ báo uy tín được người ngườicoi trọng.
Kim Dung vừa viết tiểu thuyết kiếm hiệp võ thuật, vừa là cây bút bình luận chính trị, xã hội nhưng lấy 2 bút danh khiến nhiều độc giả không hay biết nhà văn và nhà báo này chính là một người. Nhờ tài năng xuất chúng, Kim Dung đã đưa Minh báo phát triển thành một đế chế truyền thông tại Hong Kong.
Cả đờidùng con chữ để mưu sinh, trở thành một nhà văn, một tổng biên tập được bao người nể phục, sự ra đi của Kim Dung khiến hàng triệu con tim xót xa, thương tiếc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
Khách sạn làm bằng muối duy nhất trên thế giới không ngại nắng mưa nhưng không thể chấp nhận hành vi này của du khách
Bộ lạc nguyên thủy bậc nhất thế giới: Chuyên ăn thịt khỉ, ngón chân chỉ có 1 đốt
Dọn đồ đạc của ông nội và đào ra chiếc 'thớt cổ' hàng trăm năm tuổi, sau khi được chuyên gia thẩm định, chàng trai trở nên giàu có chỉ sau một đêm