Khám phá

10 loài sinh vật du nhập "nhỏ nhưng có võ" từng tàn phá hệ sinh thái, gây hại cho con người và tổn thất nặng nề về kinh tế

Dưới đây là 10 ví dụ về các loài sinh vật du nhập có khả năng xâm lấn nhanh chóng và tàn phá nơi mà chúng đặt chân đến.

Loài khủng long tí hon với đôi cánh giống như loài dơi hiện đại / Điều bất ngờ về loài ngựa hoang dã đẹp nhất thế giới

Không chỉ có chiến tranh, bệnh tật mới có thể xâm lược được một vùng đất. Bạn có thể tàn phá một khu vực rộng lớn chỉ bằng cách thả một vài loại sinh vật du nhập để tạo ra những thay đổi mạnh mẽ và bất ngờ cho hệ sinh thái nơi đó.

Dưới đây là 10 ví dụ về các loài sinh vật du nhập có khả năng xâm lấn nhanh chóng và tàn phá nơi mà chúng đặt chân đến.

10. Cây nho Kudzu

10 loài sinh vật du nhập nhỏ nhưng có võ từng tàn phá hệ sinh thái, gây hại cho con người và tổn thất nặng nề về kinh tế - Ảnh 1.

Cây nho Kudzu

Cây nho Kudzu có nguồn gốc từ Nhật Bản, lần đầu tiên du nhập vào Hoa Kỳ là năm 1876. Nó được giới thiệu là một loài cây có sự phát triển nhanh và có thể giúp ức chết xói mòn đất đai. Tuy nhiên, có một điều mà người ta không đề cập đến đó là chúng "phát triển rất nhanh". Vì thế, khi lần đầu tiên đến Mỹ, cây nho Kudzu đã lan rộng phủ đầy khắp đất nước Mỹ với tốc độ rất mãnh liệt lên tới 61.000 ha mỗi năm khiến các loài thực vật khác không còn đất để tiếp tục sự sống.

9. Chuột đen

10 loài sinh vật du nhập nhỏ nhưng có võ từng tàn phá hệ sinh thái, gây hại cho con người và tổn thất nặng nề về kinh tế - Ảnh 2.

Chuột đen

Chuột đen là một trong những loài xâm lấn đầu tiên từng được con người phân phối. Loài động vật này có nguồn gốc từ các nước nhiệt đới Châu Á, nhưng chúng được cho là đã du nhập vào Châu Âu từ Thế kỉ I và sau đó lan rộng ra khắp thế giới. Chuột đen là loài phát triển rất nhanh với số lượng lớn, chúng đặc biệt thích nghi tốt với tất cả mọi môi trường, từ nông thôn đến thành thị lẫn ngoại ô. Sự phát triển của chúng đã làm suy giảm số lượng đáng kể, thậm chí là làm tuyệt chủng vô số loài chim, bò sát và các loại động vật có xương sống nhỏ trên thế giới.

8. Muỗi vằn hổ Châu Á

 

10 loài sinh vật du nhập nhỏ nhưng có võ từng tàn phá hệ sinh thái, gây hại cho con người và tổn thất nặng nề về kinh tế - Ảnh 3.

Muỗi vằn hổ Châu Á

Loài muỗi vằn hổ Châu Á này có đặc điểm nhận dạng là trên thân có sọc đen trắng. Nó có nguồn gốc từ các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới của Đông Nam Á, tuy nhiên, các nhà khoa học tin rằng nó đã nhanh chóng trở thành một "công dân toàn cầu" phân bổ rộng khắp hành tinh trong 2 thập kỉ qua. Chúng được cho là đã di cư bằng... lốp xe. Bởi lốp xe được lưu trữ bên ngoài thường có môi trường ẩm ướt thích hợp cho sự sinh sản lý tưởng của loài muỗi này. Muỗi vằn hổ Châu Á không chỉ mang virut sốt xuất huyết và Tây sông Nile mà nó còn liên quan chặt chẽ với con người khi chúng ăn 24 giờ mỗi ngày.

7. Rầy bông phấn trắng

10 loài sinh vật du nhập nhỏ nhưng có võ từng tàn phá hệ sinh thái, gây hại cho con người và tổn thất nặng nề về kinh tế - Ảnh 4.

Rầy bông phấn trắng

Rầy bông phấn trắng là bằng chứng sống cho thấy có một số loài dù nhỏ nhưng có khả năng xâm lấn vô cùng lớn mạnh. Những con rầy bông trưởng thành chỉ dài khoảng 1mm nhưng chúng lại có thể được tìm thấy trên 900 loại thực vật khác nhau trên thế giới. Đồng thời, rầy bông còn có khả năng truyền tới 100 loại virut thực vật khác nhau. Dù nguồn gốc của chúng được cho là từ Ấn Độ nhưng hiện tại chúng phát triển mạnh ở hầu hết mọi châu lục trừ Nam Cực.

 

6. Cá lóc

10 loài sinh vật du nhập nhỏ nhưng có võ từng tàn phá hệ sinh thái, gây hại cho con người và tổn thất nặng nề về kinh tế - Ảnh 5.

Cá lóc

Cá lóc được coi là một động vật gây ác mộng cho nhân loại. Chúng có hàm răng sắc nhọn như cá mập, thích ăn máu, có thể dài tới 1 mét và mỗi năm đẻ tới 75.000 quả trứng. Thậm chí, chúng có thể thở và di cư ở trên đất liền để tìm kiếm vùng nước khác trong tối đa 4 ngày thông qua việc sử dụng một cơ quan thở nguyên thủy. Cá lóc không chỉ có nọc độc gây chết người mà chúng còn tàn phá chuỗi thức ăn bản địa ở Mỹ.

5. Bọ cánh cứng dài châu Á

10 loài sinh vật du nhập nhỏ nhưng có võ từng tàn phá hệ sinh thái, gây hại cho con người và tổn thất nặng nề về kinh tế - Ảnh 6.

Bọ cánh cứng dài Châu Á

 

Bọ cánh cứng dài Châu Á có nguồn gốc từ các quốc gia Châu Á như Nhật Bản thế nhưng chúng đã xâm nhập vào New York từ khoảng năm 1996 và nhanh chóng lan sang phần lớn bờ biển phía Đông. Chúng được ước tính đe dọa đến 30-35% số cây trồng trên bờ biển Đại Tây Dương. Đây là loài côn trùng có khả năng tàn phá cây xanh rất mạnh mẽ do chúng đào hang trên cây và ăn vỏ cây lẫn gỗ để tồn tại. Với số lượng đủ lớn, những con bọ cánh cứng này có thể giết chết một cây cổ thụ.

4. Trăn Miến Điện

10 loài sinh vật du nhập nhỏ nhưng có võ từng tàn phá hệ sinh thái, gây hại cho con người và tổn thất nặng nề về kinh tế - Ảnh 7.

Trăn Miến Điện

Ban đầu những con trăn Miến Điện này được nhập khẩu vào Mỹ để làm thú nuôi, thế nhưng, chúng đã nhanh chóng sinh sôi và trở thành loài xâm lấn mạnh mẽ tại đây. Những con trăn Miến Điện có thể dài tới 6 mét, có nguồn gốc từ các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới ở Nam Á, nơi mà chúng có thể sống tự do trong môi trường hoang dã. Tuy nhiên, sau khi đến Mỹ, chúng đã sinh sôi nhanh chóng, ước tính có đến 30.000 con trăn Miến Điện đã ăn thịt nhiều loài chim hiếm và cả cá sấu ở Florida.

3. Cóc mía

 

10 loài sinh vật du nhập nhỏ nhưng có võ từng tàn phá hệ sinh thái, gây hại cho con người và tổn thất nặng nề về kinh tế - Ảnh 8.

Cóc Mía

Đôi khi các loài xâm lấn được đưa vào một hệ sinh thái như một hình thức để kiểm soát dịch hại sinh học. Ban đầu, chúng có thể xử lý rất tốt vấn đề dịch hại, nhưng sau đó, chúng trở thành một ví dụ hoàn hảo về sai lầm khủng khiếp cho môi trường. Cóc mía có nguồn gốc từ Nam Trung Mỹ, nhưng khi được du nhập vào Hawaii, Caribbean và Philippines để chống lại sâu bệnh trên cánh đồng mía, nó đã phát triển nhanh chóng với số lượng lớn trên toàn thế giới.

Cóc mía có một thói quen khó chịu là không chỉ ăn sâu hại cây trồng và côn trùng, mà chúng còn ăn thịt bất cứ động vật trên cạn nào mà phù hợp với cái miệng khồng lồ kì dị của chúng. Điều đáng nói là chúng có thể dài tới 30cm. Đồng thời, cóc mía cũng tiết ra độc tố có thể giết chết bất kì động vật nào chúng tiếp xúc (con người có thể sẽ chết sau khi ăn trứng của cóc mía).

2. Thỏ Châu Âu

10 loài sinh vật du nhập nhỏ nhưng có võ từng tàn phá hệ sinh thái, gây hại cho con người và tổn thất nặng nề về kinh tế - Ảnh 9.

Thỏ châu Âu

 

Thỏ châu Âu có nguồn gốc từ miền Nam Châu Âu và Bắc Phi. Vụ "bùng nổ dân số" nổi tiếng nhất của loài thỏ này xảy ra ở Úc, vào năm 1859, một nông dân người Anh tên là Thomas Austin đã nhập khẩu 24 con thỏ xám để nuôi như thú cưng. Tuy nhiên, trong vòng 10 năm, những con thỏ này lai tạo với thỏ địa phương ở quy mô lớn đến mức cho dù có đến 2 triệu con thỏ bị bắt hoặc mắc bẫy mỗi năm nhưng vẫn không ảnh hưởng nhiều lên số lượng của chúng. Đến năm 1900, quần thể thỏ Châu Âu đã bùng nổ theo cấp số nhân, góp phần làm xói mòn nghiêm trọng các loại đất đai trên khắp lục địa do chúng liên tục đào hang làm tổ.

1. Cá rô sông Nile

10 loài sinh vật du nhập nhỏ nhưng có võ từng tàn phá hệ sinh thái, gây hại cho con người và tổn thất nặng nề về kinh tế - Ảnh 10.

Cá rô sông Nile

Trong khi quần thể cá được kiểm tra thông qua đánh bắt cá thương mại trong nhiều thập kỉ, số lượng cá rô sông Nile đã bùng nổ vào cuối những năm 1980 khi du nhập vào hồ Victoria. Cá rô sông Nile là loài cá khổng lổ, chúng có thể dài tới 2 mét và nặng hơn 200kg. Con số này được cho là kết quả của sự "phàm ăn tục uống" của chúng. Được biết, chúng ăn tất cả các loài như cá, động vật giáp xác, côn trùng và động vật phù du. Hành vi này đã dẫn đến sự tuyệt chủng hoặc gần tuyệt chủng với hàng trăm loài sinh vật bản địa.

Theo helino.ttvn.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm