Khám phá

10 trận "tăng chiến" kinh hoàng nhất trong lịch sử

Kể từ khi chiếc xe tăng đầu tiên xuất hiện trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, loại xe bọc thép này đã thành một loại vũ khí không thể thiếu trong các cuộc giao tranh trên bộ.

Lý Bạch và sự thật ít ai ngờ về bốn mối lương duyên / Nỏ thần Liên Châu - Nỗi khiếp đảm của giặc ngoại xâm phương Bắc

Nhiều cuộc đụng độ “tăng đấu tăng” cũng đã diễn ra trong những năm qua. Dưới đây là 10 trận chiến xe tăng kinh hoàng nhất trong lịch sử quân sự.

Xe tăng đã thành một loại vũ khí không thể thiếu trong các cuộc giao tranh trên bộ.

1. Trận Cambrai (1917)

Diễn ra vào cuối năm 1917, đây là trận đánh lớn đầu tiên của xe tăng trong lịch sử quân sự và là lần đầu tiên các loại vũ khí được sử dụng kết hợp hiệu quả trên quy mô lớn, đánh dấu một bước ngoặt thực sự trong lịch sử chiến tranh.

Nhà sử học Hew Strachan từng lưu ý rằng “sự thay đổi mang tính trí tuệ nhất trong chiến tranh giai đoạn 1914-1918 là sự kết hợp giữa các loại hỏa lực chứ không phải bộ binh”.

Ngày 20/11/1917, để giành lại phòng tuyến của quân Đức đặt tại thị trấn Cambrai, Anh đã thực hiện một cuộc tấn công nhằm vào mục tiêu này với 476 xe tăng, 378 trong số đó là xe tăng chiến đấu.

Xe tăng của quân Anh đã vượt qua nhiều lớp hàng rào dây thép gai chằng chịt và ủi đổ hàng loạt lô cốt.

 

Quân đội Anh sử dụng những bó củi để đắp đường cho xe tăng của họ vượt qua cả chiến hào rộng và tiến thẳng tới mục tiêu.

Một chiếc xe tăng của quân Anh vượt qua chiến hào.

Quân Đức đã hoảng sợ và bỏ chạy tán loạn. Mặc dù sau đó quân Đức đã khôi phục lại được vị trí này bằng các cuộc phản công, nhưng cuộc tấn công của Anh do những chiếc xe tăng dẫn đầu đã cho thấy tiềm năng rất lớn của lĩnh vực tác chiến cơ giới hóa và cơ động.

2. Trận Khalkhin Gol (1939)

Trận "xe tăng chiến" lớn đầu tiên trong Chiến tranh thế giới thứ hai đã diễn ra giữa Hồng quân Liên Xô và Đế quốc Nhật Bản dọc theo biên giới Mông Cổ và Siberia.

Đặt trong bối cảnh Chiến tranh Trung-Nhật giai đoạn 1937-1945, Nhật Bản tuyên bố rằng sông Khalkhin Gol là biên giới giữa nhà nước Mãn Châu và Mông Cổ, trong khi Mông Cổ và Liên Xô tuyên bố rằng biên giới cách dòng sông này 16km về phía đông làng Nomonhan.

 

Các cuộc giao tranh bắt đầu vào tháng 5/1939, khi quân Mông Cổ với sự tiếp viện của quân đội Liên Xô đã tấn công quân Nhật tại khu vực tranh chấp.

Sau một vài chiến thắng ban đầu của quân Nhật, Liên Xô bắt đầu phản công với 58.000 quân, gần 500 xe tăng, và khoảng 250 máy bay.

Sáng 20/8/1939, tướng Georgy Zhukov của Liên Xô đã mở một cuộc tấn công bất ngờ sau khi nghi binh bằng một thế trận phòng thủ.

Về phía quân Nhật, chỉ có 2 sư đoàn thiết giáp hạng nhẹ của tướng Komatsubara.

Quân Nhật bị bắt làm tù binh sau cuộc chiến.

Sau 3 giờ bắn phá ác liệt bằng đại bác và không tập bằng phi cơ, hơn 50 vạn quân thuộc quân đoàn đặc biệt số 57 bảo vệ bờ đông sông Khalkhin Gol vượt sông tấn công quân Nhật trên một chiến tuyến dài 70 km.

 

Cuộc bao vây của quân Liên Xô đã dẫn đến việc 61.000 quân của tướng Komatsubara thương vong, trong khi Hồng quân Liên Xô bị tổn thất thấp hơn, với 7.947 người thiệt mạng, 15.251 người bị thương.

Trận chiến này đã đánh dấu sự khởi đầu cho quá trình lãnh đạo quân sự nổi tiếng của tướng Zhukov trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, đồng thời cũng cho thấy vai trò quan trọng của công tác nghi binh và những ưu thế về công nghệ, số lượng trong tác chiến xe tăng.

3. Trận Arras (1940)

Trận Arras là một cuộc giao tranh trên chiến trường Tây Âu trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, diễn ra vào tháng 5/1940 tại thị trấn Arras, miền bắc nước Pháp.

Đây là cuộc phản công của quân đồng minh Anh-Pháp nhằm vào các xe tăng Panzer của quân đội Đức Quốc xã đang tràn ngập khắp nước Pháp.

 

Trong khi quân đội Đức tiến nhanh về bờ biển nước Pháp vào tháng 5/1940, quân đội Anh đã trấn thủ thị trấn Arras. Đến cuối tháng này, Arras đã bị quân Đức bao vây, nhưng vẫn trụ vững.

Sau đó, Tổng chỉ huy quân Anh-Pháp là Viscount Gort đã phát động một cuộc phản công với mật danh “Frankforce”.

Các chỉ huy và sĩ quan của quân Đức trên chiến trường Arras.

Cuộc tấn công này được thực hiện với 2 tiểu đoàn bộ binh (khoảng 2.000 quân) và chỉ 74 xe tăng. Lực lượng này được chia thành 2 mũi để tấn công.

Mũi tấn công cánh phải ban đầu giành thắng lợi nhanh chóng, bắt giữ được một số tù binh Đức.

Nhưng không lâu sau họ phải đối chọi với lực lượng bộ binh và đội cận vệ (đội quân áo đen) của Đức với sự yểm trợ của không quân, và bị quân Đức gây thiệt hại nặng.

 

Đội hình bên trái cũng giành được thắng lợi ban đầu trước khi tiếp cận với sư đoàn Panzer số 7 của Đức.

Nhưng sau đó lực lượng này bị đẩy lùi. Trong khi đó, khoảng 60 xe tăng Pháp đã giao tranh với quân Đức và cũng bị thất bại.

Sau trận này, quân đồng minh tổn thất khoảng 35 xe tăng, thương vong khoảng 70 người và 170 tù binh bị sát hại, trong khi quân Đức bị thương vong 378 người.

(Còn tiếp)

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm