2 môn tuyệt học võ công "mượn lực đối thủ trả lại đối thủ" cực kỳ ảo diệu trong tiểu thuyết Kim Dung
Lý do cố nhà văn Kim Dung từng thừa nhận Thần điêu đại hiệp là tác phẩm thất bại nhất của mình / Bạn trai hết mực yêu thương nhưng tôi vẫn muốn chia tay
Càn Khôn Đại Na Di
Trong bộ Ỷ Thiên Đồ Long Ký, Càn Khôn Đại Na Di xuất hiện như bộ tuyệt học trấn phái của Minh Giáo. Toàn bộ các giáo chủ đời trước đều có may mắn được luyện bộ bí kíp độc đáo này nhưng chỉ đến đời Trương Vô Kỵ, nó mới được phát huy hết tinh hoa vốn có.
Càn Khôn Đại Na Di thật sự thâm sâu, nó được mô tả là môn võ công tâm pháp rất khó luyện thành, tới mức mà cả ngàn người mới có một. Cái cốt yếu của bộ tuyệt học này là phát huy tối đa tiềm lực của bản thân, vận kình xảo diệu và "thao túng" kình lực của đối phương, hệt như câu nói "tứ tượng bạt thiên cân".
Sơ giai của Càn Khôn Đại Na Di giúp người sử dụng có thể di chuyển nội lực trong cơ thể, giảm sát thương của các chiêu thức mà đối thủ gây ra. Tuy nhiên, khi lên tới thượng tầng, người luyện có còn thể tùy ý vận chuyển kình lực, trả lại đòn đánh cho đối thủ hoặc qua kẻ khác, nắm bắt được lực đạo và biến chúng thành sức mạnh của mình.
Tuy nhiên, như đã nói ở trên, môn tuyệt học này thật sự rất khó để luyện thành, cốt yếu nằm ở tâm pháp quá khó hiểu của nó. Các đời giáo chủ trước đây của Minh Giáo cũng từng có nhiều thành tích nhưng đều kết thúc ở "tẩu hỏa nhập ma". Nếu như Trương Vô Kỵ không có tâm thuần khiết, cộng thêm trợ lực từ Cửu Dương Thần Công, chàng thanh niên này có lẽ cũng đã trở thành nạn nhân tiếp theo của Càn Khôn Đại Na Di.
Đẩu Chuyển Tinh Di
Cũng là lấy đòn tấn công của địch trả lại cho địch nhưng nếu Càn Khôn Đại Na Di là tâm pháp, cần đến nội lực lớn thì Đẩu Chuyển Tinh Di lại là nã pháp, yêu cầu người sử dụng phải có con mắt tinh tường và tốc độ phản ứng cực kỳ nhanh chóng. Giống như câu nói mà Mộ Dung Phục từng thốt lên: "Lấy đạo người trả lại cho người", Đẩu Chuyển Tinh Di bất luận là đối mặt với công phu, binh khí hay ám khí cũng đều có thể dời chuyển lực đạo, phản kích lại đối thủ.
Cái đáng sợ của nó nằm ở chỗ, đối thủ càng tung ra chiêu thức hùng mạnh ra sao thì Đẩu Chuyển Tinh Di lại càng có đất dụng võ. Như trong bản phim Thiên Long Bát Bộ 1997, Mộ Dung Phục còn từng phản lại Giáng Long Thập Bát Chưởng của Kiều Phong. Nếu như hắn chăm chỉ rèn luyện, đẩy công lực đến tầng thứ sau cuối như người sáng tạo là Mộ Dung Long Thành, có lẽ trên đời này cũng rất hiếm người đủ sức địch lại.
2 bộ tuyệt học cùng cơ chế, đâu mới là vô địch "phản damage"?
Đã từng có rất nhiều so sánh giữa Càn Khôn Đại Na Di và Đẩu Chuyển Tinh Di bởi cả 2 cùng là võ công mượn lực trả lực. Có những người cho rằng, bởi Càn Khôn Đại Na Di còn yêu cầu lượng nội lực lớn hơn nên kiểu gì cũng có ưu thế trước Đẩu Chuyển Tinh Di vốn dĩ không yêu cầu cao về nội lực. Lại có những ý kiến nhấn mạnh, trong võ thuật, đôi khi hư chiêu lại thắng hữu chiêu, không có nội lực mà chiêu thức bù lại vẫn có thể đạt thành. Đây là nguyên lý rất phổ biến trong nhiều bộ tiểu thuyết của Kim Dung, đặc biệt là thông qua nhân vật Trương Tam Phong.
Tuy nhiên, nếu để thực sự so sánh giữa 2 bộ tuyệt học, chúng ta cần phải được chiêm ngưỡng trận quyết chiến giữa Trương Vô Kỵ và Mộ Dung Long Thành mới là đủ thỏa mãn. Bởi lẽ, ngay cả người sáng tạo ra Càn Khôn Đại Na Di cũng chưa từng luyện lên tầng 7, cũng như Mộ Dung Long Thành mới là người duy nhất luyện đủ cả 4 tầng của Đẩu Chuyển Tinh Di, trở thành vô địch không đối thủ.
Đây được coi là 2 nhân vật đã luyện tới cảnh giới cao nhất của Càn Khôn Đại Na Di và Đẩu Chuyển Tinh Di.
End of content
Không có tin nào tiếp theo