Khám phá

3 hoàng đế chung tình nhất lịch sử: Vị vua thứ hai cả đời chỉ yêu và lấy duy nhất một người

Dưới triều Minh xuất hiện 3 vị vua chung thuỷ, thậm chí có người chỉ lấy duy nhất một người, không nạp thêm thê thiếp.

Ghé thăm bộ tộc nơi phụ nữ có đặc quyền "tình một đêm" / Danh tính người khởi xướng xu hướng gót sen ba tấc: Từ kỹ nữ làm hoàng hậu

Nhiều bộ phim điện ảnh và truyền hình Trung Quốc lấy bối cảnh triều đại nhà Minh. Trong số đó, có không ít tác phẩm ca ngợi về sự chung tình của 3 vị hoàng đế thời này. Dù nắm trong tay cả giang sơn cùng hàng ngàn cung tần, mỹ nữ nhưng họ vẫn cả đời chỉ yêu thương và kính trọng một người phụ nữ duy nhất. Ba vị vua đó chính là Minh Thái Tổ, Minh Hiếu Tông và Minh Anh Tông.

Minh Thái Tổ

Minh Thái Tổ có tên thật là Chu Nguyên Chương. Ông nổi tiếng là vị vua có tính tình quyết đoán và tàn độc. Tuy nhiên, nhờ những công lao để lại cho hậu thế, Chu Nguyên Chương được xem là một trong những vị vua vĩ đại nhất trong lịch sử Trung Quốc.

Chu Nguyên Chương được xem là một trong những vị vua vĩ đại nhất trong lịch sử Trung Quốc.

Chu Nguyên Chương được xem là một trong những vị vua vĩ đại nhất trong lịch sử Trung Quốc.

Chu Nguyên Chương không chỉ tàn bạo với quân thần mà còn với cả các phi tần cung nữ. Chỉ cần để ông cho rằng những người này không chung thủy, ông sẽ có cả hàng ngàn cách để trừng trị tội ngoại tình. Thế nhưng, cả đời này, vị vua khét tiếng tàn bạo ấy lại chỉ chung thủy với một người phụ nữ là Mã hoàng hậu.

Mã hoàng hậu không rõ tên thật, dã sử địa phương gọi bà là Mã Tú Anh. Bà được gả cho Minh Thái Tổ khi ông mới chỉ là một thanh niên hàn vi. Từ một kẻ ăn mày vô danh được lên chức Phó nguyên soái nên sau khi kết hôn, Chu Nguyên Chương bị nhiều người ghen ghét nên đã dựng chuyện hãm hại. Trong thời gian khó khăn bị nhốt trong biệt lao, Mã Tú Anh đã là người luôn bên chồng, hàng ngày giả bệnh để lén đem phần thức ăn qua mật đạo thông đến cửa sổ phòng giam nhốt Chu Nguyên Chương. Sự chung thủy sắt son và lòng chân thành của bà đã khiến Chu Nguyên Chương khắc ghi trong lòng cho đến cả khi có trong tay cả giang sơn.

Chu Nguyên Chương (Trần Hạo Dân) và Mã hoàng hậu (Ninh Tịnh) trong "Hoàng đế ăn mày và hoàng hậu chân to",

Chu Nguyên Chương (Trần Hạo Dân) và Mã hoàng hậu (Ninh Tịnh) trong "Hoàng đế ăn mày và hoàng hậu chân to",

Chuyện tình giữa Chu Nguyên Chương vàMã Anh Tú được nhắc đến trong bộ phim "Hoàng đế ăn mày và hoàng hậu chân to". Câu chuyện xoay quanh vị hoàng đế khai quốc nhà Minh – Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương (Trần Hạo Dân) và vợ ông Mã Tú Anh (Ninh Tịnh) – vị hoàng hậu nổi tiếng “chân to” vì không bó chân làm đẹp như phụ nữ đương thời. Dù là vua của một nước nhưng Chu Nguyên Chương vẫn một lòng một dạ yêu Mã Tú Anh. Chuyện tình của hai người được lưu truyền trong nhân gian và trở thành một thiên tình sử sáng chói.

 

Ngoài ra, bộ phim "Chu Nguyên Chương bí sử" năm 2004 do nam diễn viên Hồ Quân đóng vai chính đã khắc hoạ rõ nét về cuộc đời của vị vua vĩ đại nhất lịch sử Trung Quốc. Hồ Quân đã làm nên một Chu Nguyên Chương sinh động, vừa đa mưu, quyết đoán, vừa linh hoạt và khôn khéo đúng như tính cách mà đạo diễn mong muốn.

Minh Hiếu Tông

Minh Hiếu Tông (Chu Kiến Thâm) là vị vua thứ 10 của triều đại nhà Minh. Ông được xem là một trong những vị hoàng đế đáng khen ngợi của triều Minh khi đã cải cách đất nước thành công và xử lý tình trạng hoạn quan chuyên quyền của các đời vua trước. Ông cũng nổi tiếng là một vị vua hiếu thuận với cha mẹ và còn là một trượng phu hết mực chung tình với thê tử.

Minh Hiếu Tông là một vị vua hiếu thuận với cha mẹ và còn là một trượng phu hết mực chung tình với thê tử.

Minh Hiếu Tông là một vị vua hiếu thuận với cha mẹ và còn là một trượng phu hết mực chung tình với thê tử.

 

Đặc biệt, vị vua này cả đời chỉ có duy nhất một người vợ - Hiếu Thành Kínhhoàng hậu Trương thị. Bà trở thành thê tử của ông trong đợt tuyển phi cho Hiếu Tông lúc đó vẫn còn là hoàng thái tử. Từ đó cho đến ngày lên ngôi, ông không hề nạp thêmthiếp.

Theo sử sách, Trương Thị chính là người đã đồng hành với hoàng đế kể từ khi còn nhỏ. Họ là một cặp đôi thanh mai trúc mã. Minh Hiếu Tông từ khi mới là hoàng tử đã gặp nhiều vấn đề về tâm lý nhưng Trương Thị đã cùng ông bước qua thời kỳ bất ổn. Bởi vậy, họ dần dần nảy sinh tình yêu rồi đến với nhau rất tự nhiên.

Cả đời, hoàng đế Minh Hiếu Tông chỉ có duy nhất một người vợ.

Cả đời, hoàng đế Minh Hiếu Tông chỉ có duy nhất một người vợ.

Theo quy định của nhà Minh, hoàng đế và hoàng hậu hay bất cứ phi tần nào cũng không được ngủ cùng nhau suốt đêm. Tuy nhiên, chỉ có Hoằng Trị đế và hoàng hậu vẫn ân ái, duy trì những thói quen sinh hoạt hàng ngày như những cặp vợ chồng bình thường. Có một lần, Trương hoàng hậu bị sưng miệng, Hoằng Trị đế đã tự tay bưng nước, truyền thuốc cho bà. Thậm chí, ông còn không dám ho vì sợ làm phiền bà nghỉ ngơi.

 

Không chỉ vậy, vịvua này còn dành đãi ngộ đặc biệt cho gia đình Trương hoàng hậu. Khi lập hậu được 4 năm, phụ thân Trương hoàng hậu là Trương Loan được phong bá, khi chết đi được truy phong là Xương Quốc công. Hai em trai của hoàng hậu là Trương Hạc Linh được phong là Thọ Ninh Hầu và Trương Diên Linh phong Xương Hầu. Cuộc sống êm ấm, hạnh phúc của Hoằng Trị đế và Trương hoàng hậu cứ bình lặng trôi qua. Họ có chung với nhau 2 người con trai và một con gái.

Trương Hoàng hậu là hoàng hậu hiếm hoi sống theo chế độ "một vợ một chồng".

Trương Hoàng hậu là hoàng hậu hiếm hoi sống theo chế độ "một vợ một chồng".

Tuy nhiên, vị vua này ít được nhắc đến trong các tác phẩm điện ảnh và truyền hình. Bộ phim "Hậu cung - Chân hoàn truyện" lấy bối cảnh thời vua Minh Hiến Tông (Tưởng Nghị). Tác phẩm nói về sự tranh đấu trong hậu cung. Câu chuyện bắt nguồn từ khi hoàng đế Minh Hiếu Tông còn chưa ra đời. Theo đó, Minh Hiếu Tông chính là con trai thứ ba của hoàng đế Minh Hiến Tông. Mẹ ông là Kỷ Thục phi, một phi tần có xuất thân thấp kém hơn những người khác.

Khi ấy, hậu cung có Vạn quý phi (Dương Di) được nhà vua sủng ái bậc nhất. Bà đã hạ sinh cho vua một hoàng tử. Tuy nhiên, vị hoàng tử này bị chết yểu. Vì mất con, Vạn quý phi càng trở nên điên cuồng và liên tục lập ra âm mưu để có thể khiến cho không phi tần nào mang thai. Nếu đã mang thai, quý phi sẽ tìm cách ép phá thai hoặc lấy mạng người đó bằng thủ đoạn vô cùng thâm độc.

 

Vạn Quý Phi và Minh Hiến Tông trong "Hậu cung - Chân hoàn truyện".

Vạn Quý Phi và Minh Hiến Tông trong "Hậu cung - Chân hoàn truyện".

Sau này, Kỷ Thục phi mang thai, bà đã tìm cách hãm hại. Lúc đó, Thục phi vì quá sợ hãi mà bảo rằng bụng mình lớn lên do khối u chứ không phải mang thai. Vạn quý phi không tin, tống Kỷ Thục phi vào lãnh cung và chờ đợi. Khi Minh Hiếu Tông ra đời,Vạn quý phi phát hiện bị lừa dối. Bà đã phái một thái giámđi giết đứa trẻ. Vị hoạn quan này chuẩn bị ra tay thì nảy lòng thương cảm, ông biết rằng đây là hoàng tử, cốt nhục của vua và âm thầm gửi cho một người khác nuôi dạy.

Suốt 5 năm, Minh Hiếu Tông phải sống trong cảnh không người thân và nỗi lo sợ bị ám sát rình rập không lúc nào ngơi nghỉ. Sau này, khi lên 5 tuổi thì vị thái giám năm nào đã bí mật đưa ông đến cung điện nói sự thật với hoàng đế Minh Hiến Tông. Hoàng đế đã hết sức vui mừng và nhận lại con trai, phong làm Thái tử, đồng thời bao bọc vô cùng chu đáo để tránhnhững âm mưu hãm hại.

Minh Anh Tông

 

Minh Anh Tông (Chu Kỳ Trấn) là vị vua hiếm hoi trong lịch sử phong kiếnTrung Quốc khi lên ngôi vua hai lần. Lần đầu tiên là khi còn nhỏ và ở ngôi vị cho đến năm 22 tuổi. Lần thứ hai là khi ông đã 30 tuổi và làm hoàng đế cho đến khi ngã bệnh, qua đời năm 38 tuổi.

Minh Anh Tông là vị vua chung thuỷ và có tình nghĩa với người vợ đầu tiên.

Minh Anh Tông là vị vua chung thuỷ và có tình nghĩa với người vợ đầu tiên.

Minh Anh Tông được hậu thế đánh giá là một vị vua chung thủy, có tình nghĩa, nhất là đối với người vợ đầu tiên của mình. Mặc dù sau này bà có trở nên bệnh tật, tàn phế nhưng ông vẫn giữ ngôi hoàng hậu cho bà và đối xử với bà càng thâm tình. Thậm chí, trước khi ra đi ông còn hạ lệnh hợp táng cùng hoàng hậu trong cùng một lăng mộ.

Người phụ nữ đó chính là Hiếu Trang Duệ hoàng hậu hay Tiền hoàng hậu. Bà là hoàng hậu duy nhất của hoàng đế Minh Anh Tông. Ông luôn hết mực yêu thương dù Tiền hoàng hậu có trở nên tàn phế, thậm chí trước khi ra đi ông còn hạ lệnh sau này hợp táng bà cùng một lăng mộ. Thế nhưng, sau này Chu thái hậu đã ngang nhiên bất tuân di mệnh của tiên đế, không cho Tiền hoàng hậu hợp táng với Minh Anh Tông. Các đại thần trong triều thấy vậy liền khóc lóc ngoài cửa thành Văn Hoa để gây sức ép. Cuối cùng lăng tẩm được phân thành ba điện để Chu thái hậu và Tiền hoàng hậu cùng được an táng chung với tiên đế.

 

Tuy nhiên, Chu Thái hậu vẫn bí mật sai người bịt kín đường thông giữa điện của Minh Anh Tông và Tiền hoàng hậu. Đến khi sự thật được tiết lộ, thời vua Minh Hiếu Tông đã có ý sửa lại nhưng không được nên phần mộ của bà mãi mãi không được thông suốt với phần mộ của chồng.

Hoàng đế Minh Anh Tông và Tiền Hoàng hậu trong "Nữ y Minh phi truyện".

Hoàng đế Minh Anh Tông và Tiền Hoàng hậu trong "Nữ y Minh phi truyện".

Bộ phim "Nữ y Minh phi truyện" có đề cập đến chuyện tình cảm của hoàng đế si tình Minh Anh Tông. Tác phẩm lấy chủ đề về vị y nữ đầu tiên triều đại nhà Minh có tên Đàm Doãn Hiền do Lưu Thi Thi thủ vai. Đồng hành với cô luôn là vị hoàng đế "độc mồm độc miệng" Chu Kỳ Trấn (Hoắc Kiến Hoa), ngang ngược là vậy nhưng mỗi lần Doãn Hiền gặp khó khăn, Kỳ Trấn luôn là người đầu tiên ra tay cứu giúp. Bộ phim xây dựng hình tượng hoàng đế Minh Anh tông có phần hư cấu, không giống với ghi chép về nhân vật này trong lịch sử.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm