Khám phá

8 vị sư chùa Quán Sứ không cứu nổi thảm họa trong ngôi nhà có 10 người con bị điên

Vị cao tăng khuyên bà Nở năng đi chùa, cầu kinh, để tinh thần thanh thản, sẵn sàng đối mặt, chứ không có cách nào vượt qua được kiếp nạn.

Câu chuyện ma quái về ngôi nhà số 81 ở Bắc Kinh / Rợn người trước hòn đảo “ma quái” và chuyện chết chóc xung quanh

Kỳ 4: 8 vị sư chùa Quán Sứ chịu thua

Lần lượt phát điên

Đang kể về đàn con tội nghiệp, bà Nguyễn Thị Nở (ngõ 239, đường Đà Nẵng, TP. Hải Phòng) ngước nhìn bàn thờ lạnh lẽo khói hương. Trên bàn thờ ấy, có tấm ảnh chàng trai đẹp ngời ngời. Trông tấm hình tưởng tài tử điện ảnh, chứ ai ngỡ là chàng trai tâm thần. Đó là Phạm Văn Đức, người con thứ 7 của bà. Nhắc lại cái chết của Đức, bà Nở rơm rớm nước mắt.

Theo bà Nở, Đức là đứa con khôn lanh, bình thường nhất của bà, là niềm hy vọng của bà cũng như cả gia đình lúc bà về già. Thế mà... Hồi đang học phổ thông trung học, Đức đi bơm xe kiếm tiền phụ giúp gia đình. Chẳng rõ mâu thuẫn thế nào, mấy thanh niên đầu gấu cầm cái bơm ném xuống sông Hạ Lý. Tiếc của, Đức nhảy xuống sông mò bơm. Một thằng đứng ở trên bờ cầm hòn đá to bằng quả bưởi ném trúng đầu Đức. Cú ném làm rách toác đầu Đức. Đức bất tỉnh trong bệnh viện, mấy ngày sau mới tỉnh. Vết rách phải khâu tới 8 mũi.

1
Di ảnh người con trai thứ 7 Phạm Văn Đức của bà Nở.

Bà Nở tìm đến gia đình kia hòng bắt đền, nhưng gia cảnh nhà đó nghèo chẳng kém gì nhà bà. Bố cậu ta chết sớm, mẹ thì bảo nó là thằng nghiện ngập, hư hỏng, bà muốn giết nó thì giết.

Sau khi ra viện, Đức suốt ngày kêu đau đầu, chóng mặt, không đi học được nữa. Thi thoảng Đức lại lăn quay giãy đành đạch, sùi bọt mép. Càng ngày Đức càng gầy còm, xanh xao. Đức mất trí, rồi điên khùng nặng. Bà Nở phải đưa con vào trại tâm thần.

Vào trại tâm thần, bệnh Đức càng nặng hơn. Đức uống cạn cả chai nước lau nhà vệ sinh khiến viêm ruột nặng, chữa mãi không khỏi. Những lúc lên cơn, đau đớn, Đức mài mẩu sắt rạch nát cả mặt mũi, cơ thể. Và, trong một lần tỉnh táo nhất, Đức cởi áo, xoắn thành sợi thừng, vắt lên cửa sổ thắt cổ chết.

Hôm Đức chết, bệnh viện gọi bà Nở đến nhận xác con về chôn, nhưng bà nuốt nước mắt bảo: “Nhà không có gì bán được để mua quan tài, cũng chẳng có đất mà chôn. Các bác thương tình thì mai táng cho cháu nó, đời này, kiếp này, tôi mãi đội ơn các bác”. Trại nuôi dưỡng bệnh nhân tâm thần mua tấm ván, rồi cho xe bò chở xác Đức ra nghĩa địa chôn. Hôm đó, bà Nở cũng đến xem họ chôn con mình, chẳng có kèn trống, chẳng có làm ma gì cả.

 

1
Các nhà sư cho rằng căn bếp nhà bà Nở có rất nhiều “ma”.

Từ ngày cậu con trai chết, thương xót con lắm, nhưng bà Nở cũng mới chỉ có đôi lần đi viếng được mộ con. Đó là hôm con mới được chôn và lần giỗ đầu. Giờ khu nghĩa địa hoang cỏ mọc um tùm, bà cũng không nhớ nổi con mình nằm ở chỗ nào nữa.

Bà Nở đau xót kể: “Đúng như tiên đoán của Thượng tọa tên Tùng, cái hạn lớn của gia đình tôi không hết được. Ông Tùng bảo chồng tôi sẽ chết, rồi đám con của tôi cũng sẽ không đứa nào được bình thường. Mọi chuyện xảy ra đúng như vậy, không sai tý nào. Ông Phong thì tai biến mạch máu não chết, mấy đứa con đang bình thường cứ lần lượt phát điên. Hai đứa con cuối cùng của tôi, là thằng Hậu và cái Bích, đang bình thường, cũng trở nên điên khùng nốt. Thế là tôi đã mất tất cả 10 đứa con”.

Sau khi người con thứ 8 Phạm Văn Đức treo cổ tự tử trong trại tâm thần, thì đến lượt cậu con trai thứ 9 Phạm Văn Hậu nổi điên. Lý do Hậu bị điên khùng cũng giống người anh trai. Đức bị đám côn đồ ném đá vào đầu, còn Hậu bị bọn cướp đánh vỡ đầu.

Hồi đó, Hậu vào Sài Gòn làm thuê. Cuối năm, kiếm được mấy chỉ vàng, thì về quê ăn Tết. Đang trên đường ra bến xe, gặp ngay bọn cướp. Chúng cướp sạch, lại đánh trúng đầu. Người dân đưa vào viện, nhưng không có tiền, không có người thân thích, điều trị không tốt, nên bị nhiễm trùng, vết thương lở loét, bốc mùi.

Về nhà, Hậu kêu đau đầu, rồi nổi cơn điên. Một lần, cơn điên lên đỉnh điểm, Hậu đập phá nhà cửa tanh bành, không ai ngăn nổi. Đập phá chán thì Hậu phóng hỏa đốt nhà.

 

1
Phạm Thị Bích hồi chưa bị tâm thần.

Đúng lúc đó, thì cô con gái út Phạm Thị Bích, vốn đang tỉnh táo, cũng đột nhiên nổi điên, reo hò cổ vũ hành động đốt nhà của ông anh trai. Cũng may mà hàng xóm chạy sang, người xô người chậu té nước dập kịp.

Bữa đó, công an đến bắt Hậu nhốt ở đồn, rồi đưa vào trại tâm thần. Ở trại tâm thần một thời gian, được điều trị tích cực, nên Hậu dần tỉnh táo. Thời gian sau, Hậu được về. Hậu tìm vào Sài Gòn làm thuê làm mướn, lúc làm công nhân, lúc làm ở nhà máy gỗ, lúc làm hàn xì. Hậu đi biền biệt mấy năm nay không về. Trong đại gia đình bà Nở, còn duy nhất Hậu là người tỉnh táo nhất.

Chúng tôi đang trò chuyện về Hậu, thì cô con gái út tên Bích của bà Nở thò đầu khỏi chăn xen vào kể chuyện. Bích kể: “Hôm nọ em đi xem bói, thầy bói bảo em có duyên với một anh già từ kiếp trước. Anh già người âm này cứ ở trong người em. Thầy bói bảo em phải cắt tiền duyên, bỏ cái duyên ấy đi thì mới lấy được chồng, nhưng mà bỏ cái duyên ấy thì lại mất hết lộc. Giờ phải làm sao anh nhỉ?”.

Tôi hỏi Bích: “Thế em có người yêu chưa?”. Bích bảo: “Em yêu hai thằng rồi, nhưng em toàn bỏ thôi. Yêu một tháng thì bỏ. Chúng nó không nuôi được em. Không kiếm được mấy triệu cho em mua thuốc uống…”.

Bích đang nói, thì bà Nở chen vào: “Cứ nói luyên thuyên. Thằng nào thèm lấy đứa thần kinh, để mà lại đẻ ra con cái dở hơi”.

 

1
Phạm Thị Bích cứ vài tháng ở nhà, lại vài tháng ở Bệnh viện tâm thần Vĩnh Bảo.

Theo bà Nở, Bích được bệnh viện Tâm thần xác nhận bị tâm thần phân liệt, nhưng uống thuốc đều đặn thì tỉnh táo lại, đỡ điên hơn. Trước đây, Bích vẫn tự ra phường lấy thuốc. Mỗi tháng uống 100 viên. Không uống thuốc thì không ngủ được. Sau, bệnh nặng quá thì phải vào viện. Vào viện vài tháng, thì bệnh tình lại ổn, bệnh viện lại cho về. Về vài tháng, lại phải đi viện.

Mấy năm trước, những lúc tỉnh táo, Bích còn đi bán nước ở vỉa hè, rửa bát thuê, kiếm được đôi ba trăm ngàn mỗi tháng, giờ thì thần kinh nặng hơn, nên không làm được gì cả, cứ vài tháng ở viện, lại vài tháng ở nhà với mẹ.

Chết mới hết kiếp nạn!

Quay lại chuyện bắt vong. Sau khi Thượng tọa Thích Quảng Tùng đến nhà bà Nở, thì thời gian sau, có 8 vị sư đỗ xe ở ngoài đường Đà Nẵng, tìm đến nhà bà khiến cả xóm náo loạn, tò mò quây lại xem.

8 vị hòa thượng này đều là những người có chức sắc, có đức độ cao thâm, xuất thân ở chùa Quán Sứ (Hà Nội) tìm xuống giúp đỡ gia đình bà. Qua lời kể của 8 vị sư, bà Nở mới biết Thượng tọa Thích Quảng Tùng, trụ trì một ngôi chùa Hải Phòng, nhưng lại có vị trí rất lớn của nền Phật giáo nước nhà.

 

Vừa vào nhà, nhìn bà Nở, một vị cao tăng luống tuổi, mắt sáng, khuôn mặt đức độ đã nói ngay với bà: “Bà này khổ lắm. Bố mẹ chết sớm, thân cô thế cô, không nhờ được ai, không còn ai thân thích. Lấy chồng thì chồng lại hết phúc. Con cái thì điên hết. Rồi sẽ tan nát hết cả gia đình. Chỉ có chết thì mới hết kiếp nạn”.

Nghe vị cao tăng nói thế, bà Nở òa khóc. Những điều vị cao tăng kia nói không sai một chút nào cả. Chỉ có vài lời, nhưng đúng từ tông ti nhà bà, nhà chồng, cho đến gia cảnh hiện tại của bà. Bà Nở quỳ xuống vái vị cao tăng, nhờ ngài giúp đỡ trải qua kiếp nạn, vì khi đó mấy người con út của bà vẫn bình thường, chưa có triệu chứng tâm thần.

Vị cao tăng nói tiếp: “Bà không phải đi cúng bái gì đâu, vì không giải quyết được gì cả. Đây là cái nợ phải trả từ kiếp trước, đời trước. Giờ cứ trả hết nợ cho kiếp sau đi”.

1
Chuyên gia phong thủy Hoàng Triệu Hải xử lý các vấn đề về phong thủy tâm linh ở nhà bà Nở.

Rồi 8 vị cao tăng ngồi khoanh tròn giữa nhà, trải sách ra. Tiếng mõ, tiếng chuông vang lên coong coong. Tiếng đọc kinh râm ran cả buổi chiều. Đọc kinh xong, vị cao tăng khuyên bà Nở nên năng đi chùa, cầu kinh, kêu trời kêu Phật, để tinh thần thanh thản, sẵn sàng đối mặt với hiện tại, chứ không có cách nào vượt qua được kiếp nạn khủng khiếp này. Các vị cao tăng cũng không cứu được, chỉ có thể cúng cho nhẹ tôi hơn thôi.

Lời Thượng tọa Thích Quảng Tùng, rồi đến 8 vị sư trên chùa Quán Sứ nói với bà, đến bây giờ, dù đã hai mươi năm, bà Nở vẫn nhớ như in. Đó là những lời của các vị thánh. Những điều họ nói, sau này đều diễn ra cả. Bà Nở cũng xác định rõ tư tưởng và đón nhận những điều khủng khiếp nhất xảy đến với mình.

 

Lần lượt, chồng bà, ông Phong đột quỵ, nằm liệt rồi qua đời, tiếp đó là cô con gái thứ 6 tên Hoa đang bình thường bỗng dưng tâm thần nặng, rồi tiếp đó là cậu con thứ 8 tên Đức, cũng nổi điên rất nặng, treo cổ trong trại tâm thần. Rồi tiếp tục đến cậu con thứ 9 tên Hậu nổi cơ điên phóng hỏa đốt nhà, và cô út tên Bích thấy anh đốt nhà thì cũng nổi điên vỗ tay cổ vũ. Vậy là bà Nở đã mất sạch sẽ cả đàn con 10 đứa.

Còn tiếp…

Kỳ 1: Cuộc đời đầy bi kịch của người mẹ có 10 con điên (CHI TIẾT)

Kỳ 2: Mảnh đất chết chóc kinh hoàng khiến 10 người con lần lượt phát điên (CHI TIẾT)

Kỳ 3: Sư thầy chào thua (CHI TIẾT)

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm