Ai là đại cao thủ hàng đầu trong 'Tây Du Ký'? Tôn Ngộ Không giận dữ chửi bới, tiết lộ mấu chốt
Danh tính người thầy dạy 36 phép Thiên Cang cho Trư Bát Giới, hóa ra đã từng đụng độ Tôn Ngộ Không? / Tìm thấy lăng mộ của Tôn Ngộ Không và em trai, gậy Như Ý thực ra được làm từ sắt, dài 7 mét?
1. Bồ Đề Tổ Sư
Một số người cho rằng người thầy khai sáng của Tôn Ngộ Không - Bồ Đề Tổ Sư có thể là bậc đại cao thủ giỏi nhất trong "Tây Du Ký". Ông thông thạo phép của 3 đạo là Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo. Bồ Đề Tổ Sư chỉ mất 10 năm để tạo ra một Tôn Ngộ Không có thể đại náo Tam giới khiến ai cũng nể sợ. Đặc biệt khi dạy Tôn Ngộ Không thuật cân dẩu vân, Bồ Đề Tổ Sư chỉ tập trung trong giây lát đã lập tức tạo ra một đám mây được thiết kế riêng phù hợp cho Tô Ngộ Không cưỡi và học bay.
Bồ Đề Tổ Sư có thể là bậc đại cao thủ giỏi nhất trong "Tây Du Ký".
Tuy nhiên, Ngô Thừa Ân để lại quá ít thông tin về Bồ Đề Tổ Sư, cho đến ngày nay câu hỏi Bồ Đề Tổ Sư là ai vẫn còn được độc giả tranh luận. Có lẽ Bồ Đề Tổ Sư đã chán tranh giành quyền lực, hoặc có thể ngài chỉ là hóa thân của một vị đại cao thủ nào đó. Nhưng xét tình hình Bồ Đề Tổ Sư lo lắng vướng vào chuyện thị phi của Tôn Ngộ Không gây ra cho Tam giới, có lẽ ngài cũng e dè sợ hãi những cao thủ hơn mình. Nếu không Bồ Đề Tổ Sư cũng sẽ không vội đuổi Tôn Ngộ Không ra khỏi núi, còn cấm sẽ không bao giờ gặp lại cũng như cho phép đệ tử được nhận mình là sư phụ.
Tạo hình Bồ Đề Tổ Sư trong phim "Tây Du Ký" năm 1986.Ngoài Bồ Đề Tổ Sư, còn có rất nhiều đại cao thủ trong Tam giới, chẳng hạn như Nguyên Thủy Thiên Tôn. Đồ Đệ của Nguyên Thủy Thiên Tôn chính là Thái Ất Chân Nhân cũng có pháp thuật phi thường và có thể khiến Tôn Ngộ Không kính phục.
Trong "Tây Du Ký" Thái Ất Chân Nhân là một trong hai trợ thủ đắc lực của Ngọc Hoàng Đại Đế, người đứng trên thú cưỡi là Cửu Nguyên Linh Thánh (sư tử chín đầu) và tỏa ánh sáng lành xa muôn dặm. Dù là thú cưỡi của Nguyên Thủy Thiên Tôn, nhưng con sư tử này không cần bất cứ pháp bảo nào hộ thân, chỉ dùng thực lực của mình cũng có thể khống chế được các loại yêu quái. Tiếng gầm thét của Cửu Linh làm rạn nứt tường địa phủ và mở ra cánh cửa Cửu U, đường vào tầng sâu nhất của địa ngục. Con sư tử này, hàng ngày đều nghe Thái Ất Chân Nhân giảng đạo ở cung Diệu Nham, ăn tiên đan uống sông Tuyền nên pháp lực của nó vô cùng lợi hại, so với Tôn Ngộ Không còn vượt trội vài phần. Cửu Linh Nguyên Thánh chỉ cần nhả một luồng gió ra khỏi miệng là cũng có thể bắt được Tôn Ngộ Không dễ dàng.
Ngoài ra, nhiều độc giả cho rằng, Đức Phật Như Lai hay Thái Thượng Lão Quân đều có khả năng tranh giành danh hiệu “đại cao thủ mạnh nhất Tây Du Ký”.
2. Như Lai và Thái Thượng Lão Quân
Khi Tôn Ngộ Không ở Thiên Cung làm ầm ĩ, đánh bại tất cả tiên nhân trên trời, ngay cả Thái Thượng Lão Quân cũng bị Tôn Ngộ Không đẩy ngã, loạng choạng. Tuy nhiên, Như Lai đã dùng Ngũ Hành Sơn và sáu chữ bùa chú để trấn áp Tôn Ngộ Không trong 500 năm. Từ sự so sánh này, Như Lai mạnh hơn nhiều so với Thái Thượng Lão Quân?
Trên thực tế, nếu đọc kỹ nguyên tác, bạn sẽ có thể phát hiện ra ẩn ý giữa lời thoại của Ngô Thừa Ân. Chẳng hạn, khi đội lấy kinh Phật đi ngang qua động Kim Đâu, yêu tinh Ðộc Giác Tỷ (Thanh Ngưu tinh) quái nguyên là con trâu xanh, vật cưỡi của Thái Thượng Lão Quân đã dùng vòng Kim Cang Trác để hút hết các thần khí của thần tiên và cả gậy như ý của Tôn Ngộ Không. Ngay cả Như Lai sai Thập Bát La Hán đem mười tám hột Kim đơn sa cũng không thể khống chế được yêu quái này. Cuối cùng Như Lai để lại một câu: "Ta sợ nó sẽ mang lại tai họa" và chỉ điểm cho Ngộ Không đến cung Đâu Suất tìm Thái Thượng Lão Quân thì mới qua được kiếp nạn này.
Hóa ra dưới sự sắp đặt của Ngô Thừa Ân, Thái Thượng Lão Quân không chỉ là người sáng lập Đạo giáo mà còn là người tạo ra nhiều thần khí lợi hại bao gồm vũ khí của Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Sa Tăng, góp phần làm nên thành công của thầy trò Đường Tăng trong việc đi thỉnh kinh.
Khi dùng vòng Kim Cang Trác để bắt Tôn Ngộ Không gây loạn Tam giới, Thái Thượng Lão Quân nói: "Cái vật này bằng gang, tôi tẩm luyện đã linh lắm, nhờ đeo trong mình, nên rất quý! Nước ngâm không ướt, lửa cháy không mềm, quăng đụng vật chi thì nó quấn chặt cứng nên gọi là Kim Cang trát, một tên riêng là Kim Cang sào. Năm trước, tôi qua khỏi cửa Hàm cốc cũng nhờ nó, mới độ nước Tây Vực thành Phật nhiều lắm. Ðể tôi quăng xuống cho mà coi".
Hơn nữa, Thái Thượng Lão Quân là một thần trong Tam Thanh, còn Như Lai chỉ là một trong Ngũ Phương Phật (hay còn gọi Ngũ Trí Như Lai - chỉ năm vị chư Phật trong Mật Tông Phái), thực lực và địa vị giữa hai người thoạt nhìn đã rõ ràng. Vì vậy, thần thông của Thái Thượng Lão Quân đã vượt qua Như Lai.
Trong trường hợp này, chẳng lẽ Thái Thượng Lão Quân chính là cao thủ số một trong "Tây Du Ký" sao?
3. Tôn Ngộ Không giận dữ chửi bới, tiết lộ mấu chốt
Lúc Tôn Ngộ Không gây náo loạn thiên cung, sau đó bị Như Lai nhốt dưới Ngũ Hành Sơn, sau khi thiên tai qua đi, Quan Âm Bồ Tát đã ban đạo từ cho Tôn Ngộ Không quy y theo đạo Phật, hắn trở thành đệ tử của Đường Tăng và đi theo sư phụ về Tây thiên thỉnh kinh.
Trong kiếp nạn chạm trán với Hoa Bì Báo (con báo gấm ở núi Ẩn Vụ, động Liên Hoàn), khi Tôn Ngộ Không nghe nói yêu quái có biệt danh là "Nam Sơn Đại Vương", tức giận đến mức nổi cơn thịnh nộ. Đây là những gì Ngô Thừa Ân đã viết. Tôn Ngộ Không tức giận nói: "Ngươi là súc sanh lớn mặt, tài phép ngươi bao nhiêu. Ông Thái Thượng Lão Quân là tổ thần Đạo giáo còn xưng là Lão quân nhưng lại ngồi ở bên phải Ngọc Thanh. Còn Như Lai thần thông trong đời, cũng xưng là Phật Tổ. Còn Khổng Tử là ông thánh trong đạo Nho, học trò đặng kêu là Phu Tử. Ba ông tổ Tam giáo, còn chẳng dám xưng là Nam Sơn Đại Vương, mấy trăm năm hùng cứ. Ác thú chạy đâu cho khỏi, coi thiết bảng ta đây".
Hãy chú ý đến lời nói của Tôn Ngộ Không, lời nói của hắn tiết lộ một manh mối mấu chốt, đó là: Thái Thượng Lão Quân là người sáng lập thiên hạ, nhưng lại ngồi ở bên phải Ngọc Thanh.
Khi nhìn thấy điều này, bạn có muốn hỏi "Ngọc Thanh" là ai không? Tại sao Thái Thượng Lão Quân có pháp lực cao như vậy vẫn ngồi bên phải thay vì trung tâm?
Hóa ra Thái Thượng Lão Quân chỉ là một trong Tam Thanh, dưới sự tiết lộ của Ngô Thừa Ân qua câu nói của Tôn Ngộ Không cho thấy Thái Thượng Lão Quân không phải là người đứng đầu Tam Thanh. Tuy Thái Thượng Lão Quân là tổ của Đạo giáo nhưng địa vị của ông ấy vẫn không bằng Nguyên Thủy Thiên Tôn (hay còn gọi là Ngọc Thanh) - người đứng đầu của Tam Thanh.
3 vị thần tiên tối cao trong Tam Thanh ở Trung Quốc bao gồm: Ngọc Thanh - Nguyên Thủy Thiên Tôn (ở giữa), Thượng Thanh Linh Bảo Thiên Tôn (bên trái), Thái Thanh Đạo Đức Thiên Tôn, cũng chính là Thái Thượng Lão Quân (bên phải).
Nguyên Thủy Thiên Tôn là vị thần tiên tối cao đứng thứ nhất trong Tam Thanh và được đặt ngồi giữa Thượng Thanh và Thái Thanh. Điều này chứng tỏ pháp thuật của Nguyên Thủy Thiên Tôn thực sự phi thường và vô địch. Trong nguyên tắc của Ngô Thừa Ân, mặc dù Nguyên Thủy Thiên Tôn không chính thức xuất hiện, nhưng ngài vẫn được các vị tiên khác nhắc đến nhiều lần bằng sự kính nể.
Ví dụ trong nguyên tác có miêu tả khi thầy trò Đường Tăng tới Ngũ Trang quán: "Núi này tên gọi núi Vạn Thọ, trong núi có một đạo quán gọi là quán Ngũ Trang, trong quán có một vị tiên, đạo hiệu là Trấn Nguyên Tử, còn có tên là Dữ Thế Đồng Quân. Hôm ấy, Trấn Nguyên Đại Tiên nhận được tờ thiếp của Nguyên Thủy Thiên Tôn mời đến cung Di La trên Thương Thanh Thiên nghe giảng về “Hỗn nguyên đạo quả”. Tiên ông bèn dẫn bốn mươi sáu đồ đệ lên thượng giới nghe giảng, để hai vị ở lại trông nhà. Một vị tên là Thanh Phong, một vị tên là Minh Nguyệt. Trước khi đi, Trấn Nguyên đại tiên dặn dò hai đồng tử hái quả nhân sâm tiếp đãi Đường Tam Tạng"…
Theo Đạo giáo Trung Hoa, Trấn Nguyên Tử hay Trấn Nguyên Đại Tiên là một trong ba vị đại tiên của Địa Liệt Tam Tôn. Ngài cũng được xem là ông tổ của dòng địa tiên, tức các vị tiên đã tu hành, đạt được quả vị nhưng ngụ ở mặt đất chứ không lên trời. Với thân thế như vậy, Trấn Nguyên Đại Tiên là một vị chân nhân đạo gia có đạo hạnh thâm sâu, địa vị không nhỏ.
Trong nguyên tác, khi Tôn Ngộ Không tới chỗ Quan Thế Âm xin giúp cứu sống cây nhân sâm liền bị quở trách: "Cái con khỉ này, không biết phải trái, cây nhân sâm đó là cây thiêng từ thuở khai thiên lập địa; Trấn Nguyên Tử lại là tổ địa tiên, đến ta cũng phải nhượng ông ấy 3 phần".
Chữ "nhượng" này cho thấy vị đại tiên Trấn Nguyên này có sức mạnh rất lớn, vì chỉ thế mới đủ khiến Quan Âm "nhượng 3 phần". Dù là người có sức mạnh rất lớn nhưng Trấn Nguyên Đại Tiên vẫn phải đi nghe Nguyên Thủy Thiên Tôn giảng pháp. Chi tiết này cho thấy Nguyên Thủy Thiên Tôn có pháp lực cao hơn Trấn Nguyên Đại Tiên rất nhiều.
Tóm lại, từ những chi tiết trên có thể thấy Nguyên Thủy Thiên Tôn là cao thủ số một trong thế giới "Tây Du Ký".
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ