Anh phát hiện ra kho kim cương khổng lồ trong lòng đất
Phát hiện 'kho báu' triệu đô bằng vàng ở Ý / Tìm thấy kho báu vô giá trên tàu Titanic cổ đại
Các nhà khoa học cho rằng hiện đang có một mỏ kim cương với khối lượng lên tới cả triệu tấn được chôn vùi ở "vùng rễ cratonic" - phần cổ xưa nhất có hình chóp núi lộn ngược bên dưới vùng kiến tạo của các lục địa.
Các nhà khoa học ước tính số kim cương được giữ trong "vùng rễ cratonic", chiếm tới 1% - 2% khối lượng của vùng này. Điều đó đồng nghĩa với việc sẽ có khoảng một nghìn tỷ tấn kim cương đang được vùi lấp trong lòng Trái Đất và nếu quy đổi ra giá trị tiền thật, lượng tiền mà kho báu này có thể đem về sẽ lên tới 150 x 10 mũ 24 bảng Anh.
Theo nhận định của tờ Metro, giá trị của số lượng kim cương siêu khủng này đủ khả năng để phá hủy toàn bộ nền kinh tế thế giới.
Ulrich Faul, một nhà khoa học nghiên cứu thuộc Khoa Trái đất, Khí quyển và Khoa học Hành tinh của MIT nói: "Điều này cho thấy kim cương không phải là khoáng vật hiếm. Xét trên dữ liệu địa chất, đây là một loại vật chất khá phổ biến. Kim cương tự nhiên tồn tại ở những nơi con người khó có thể khai thác nên trê thực tế, trong tự nhiên tồn tại nhiều kim cương hơn chúng ta vẫn nghĩ".
Sau khi nghiên cứu và đánh giá các dữ liệu địa hình, nhóm các nhà khoa học đưa ra kết luận rằng sở dĩ có 1 lượng kim cương lớn như vậy lọt xuống sâu trong lòng đất là do những cơn địa chất bất thường xảy ra khiến tần số sóng âm bị thay đổi đột ngột, các viên kim cương bị dịch chuyển khỏi vị trí ban đầu ở những tầng địa chất bên trên.
"Kim cương rất đặc biệt. Một trong những đặc tính đặc biệt của nó là vận tốc âm thanh trong kim cương nhanh hơn gấp hai lần so với khoáng vật trội trong các lớp phủ trên, olivin".
Ngoài Faul, nghiên cứu này còn có sự tham gia của các nhà khoa học đến từ Đại học California, Viện de Physique du Globe de Paris, Đại học Harvard, Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc, Đại học Melbourne và Đại học London.
End of content
Không có tin nào tiếp theo