Bắt được cá "ngoài hành tinh" đi bộ dưới đáy biển
Độc chiêu moi tim cóc mía để ăn của rái cá Australia / Cặp đôi Ukraine dùng rương cổ của hoàng tộc Nga để đựng ngô cho gà

Các bức ảnh về loài cá lạ dưới biển sâu đã được đăng tải trên trang Facebook của Bảo tàng Te Papa sau khi Claudia Howse, Glenys Howse và James Beuvink gửi mẫu vật tới nhờ nhận diện. Glenys Howse bình luận phía dưới bức ảnh rằng, con cá được tìm thấy ở vùng nước nông trong Vịnh các hòn đảo ở Northland và không sống sót sau khi bị bắt.
"Sinh vật dị thường này nhiều khả năng là một loài cá vây chân. Tuy nhiên, chúng ta sẽ không biết cho tới khi có cơ hội được kiểm tra nó kỹ lưỡng hơn. Cá vây chân sở hữu nhát cắn nhanh nhất trong thế giới động vật có xương sống. Miệng của chúng giãn mở với tốc độ tương đương một viên đạn của súng trường cỡ 22 ly", trích bài đăng tải của Bảo tàng Te Papa.

Theo bách khoa toàn thư ngư nghiệp Australia, cá vây chân là những động vật săn mồi kiểu phục kích và có thể ăn gần như mọi thứ nhét vừa chiếc mồm rộng của chúng. Do đó, thức ăn của chúng có thể bao gồm cả tôm và cua.
Việc bắt được cá vây chân lạ nói trên xảy ra tiếp sau hàng loạt vụ phát giác những loài cá kỳ dị và hiếm gặp ở các vùng biển Australia gần đây, bao gồm cả cá mập diềm ở Victoria.

Garry Warrick, một ngư dân có 30 năm lăn lộn với nghề đến từ Barmera, Australia vừa bắt được một con cá tráp đột biến 2 mồm hôm 18/1.

Hồi đầu tháng
này, các ngư dân địa phương cũng vô cùng kinh ngạc khi tóm được một con cá mập
cực hiếm gặp, có tên là "cá mập mặt quỷ" vướng vào lưới của họ ở ngoài khơi New
South Wales, Australia. Loài cá mập này được coi là "khủng long sống" và thường
ẩn náu ở các vùng nước gần đáy biển, ở độ sâu gần 1.200 mét.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Cách Hà Nội 50 km có một ngôi chùa trăm tuổi 'dát vàng' nằm cánh đồng làng được nhiều du khách ghé thăm
Đây là 3 dòng sông chảy ngược nổi tiếng ở Việt Nam, thậm chí có sông được gọi với biệt danh 'Nghịch hà'
CLIP: Sư tử đực đơn độc bị bầy linh cẩu vây hãm khi không còn ở thời kỳ đỉnh cao
Đây là cây gỗ quý 4.300 năm tuổi, có giá gần nghìn tỷ
Ếch phi tiêu độc – Những 'viên ngọc sống' nguy hiểm bậc nhất rừng rậm Amazon
Vì sao vàng 'chanh sả' tới vậy? Không chỉ đẹp mà còn đắt xắt ra miếng!