Bí ẩn hàng triệu xác ướp chim trong hầm mộ Ai Cập
Phát hiện bộ não còn nguyên sau 2.600 năm / Bí mật cung điện cổ người Maya vừa tìm thấy giữa rừng
Một nghiên cứu mới đây cho thấy người Ai Cập cổ đại đã bắt giữ, thuần hóa tạm thời các loài chim hoang dã để ướp xác chúng trong các nghi lễ thời cổ đại.
Trong nhiều hầm mộ của Ai Cập có chứa xác ướp những đàn chim, đặc biệt là những loài chim được cho là có ý nghĩa thiêng liêng của châu Phi. Những xác ướp này được đựng trong các lọ nhỏ, quan tài bé và xếp chồng lên nhau.
Với số lượng đã thu được lên đến cả triệu xác ướp chim, các học giả nghiên cứu từ lâu đã đưa ra giả thiết rằng người Ai Cập phải nuôi các loài chim như một thú nuôi được thuần dưỡng để đáp ứng nhu cầu ướp xác của mình.
Nếu các loài chim được nuôi dưỡng trong các trang trại thì việc lai cận huyết giữa chúng là điều khó tránh khỏi nhưng những kết quả DNA cho thấy không có điều này xảy ra.Nhưng trong một nghiên cứu mới đây, các nhà di truyền học đã cho biết giả thiết trên hoàn toàn sai lầm. Tất cả số chim trên đều được bắt ngoài tự nhiên thay vì được nuôi sinh sản.
Nhiều khả năng người Ai Cập cổ đại sau khi bắt chim từ tự nhiên chỉ nuôi dưỡng chúng trong thời gian ngắn hạn trước khi biến chúng thành các xác ướp trong nghi lễ của cộng đồng.
Nghiên cứu này đã lấy mẫu DNA từ 40 xác ướp trong 6 hầm mộ khác nhau của Ai Cập. Những xác ướp chim này có niên đại khoảng 2.500 năm trước.
Kết quả cho thấy những con chim sống trong môi trường hoang dã gặp số phận giống nhau. Các kết quả từ mẫu DNA có thể đưa ra giả thiết về nguồn gốc của các loài chim cổ đại cũng như mối liên hệ của chúng tới hiện nay.
Tuy nhiên, vẫn có những chuyên gia không đồng tình với kết quả trên khi cho rằng việc bắt cả triệu con chim để ướp xác trên khắp Ai Cập cổ đại mà chỉ dựa vào săn bắt là điều không khả thi.
Ai Cập cổ đại được ví như một nhà máy ướp xác các loài chim và vì thế cần một sự bền vững trong nguồn cung cho việc này. Chính vì thế, nuôi dưỡng chúng như gà, lợn ở thời hiện đại hợp lý hơn là chỉ săn bắt.
Việc kết quả DNA không cho thấy sự sinh sản cận huyết có thể là do có những cá thể hoang dã vào các trang trại kiếm ăn, giao phối giúp tránh việc cận huyết.
Hiện vẫn có những bàn luận xung quanh các kết quả này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Dê trên cao nguyên Tây Tạng: Có thể nhảy và chạy trên vách đá dựng đứng, tại sao không bị rơi?
Cứ sau 150 năm, người chết có thể tái sinh? Các nhà khoa học tiết lộ sự thật
Vén màn bí mật lịch sử khiến người Việt Nam gọi người Trung Quốc là ‘người Tàu’
Một con cua có thể đầu độc 40.000 con chuột, tại sao cua lại độc? Chất độc đến từ đâu?
Trong 'Tây Du Ký', khi Tôn Ngộ Không bị nhốt dưới Ngũ Hành Sơn, vì sao Bồ Đề Tổ Sư biết nhưng không cứu hắn, lý do rất đơn giản
‘Quái vật’ ngỡ tuyệt chủng 100 năm bỗng 'hồi sinh' kỳ lạ, vẻ ngoài khiến ai nhìn cũng bất ngờ