Bí ẩn samurai người châu Phi sở hữu chiều cao hơn mét 9, được lãnh chúa Nhật đối đãi đặc biệt
Không phải vì Tào Tháo đa nghi, đây mới là lý do chính khiến Hoa Đà mất mạng: Người thời nay nên biết để tránh họa hại thân / Tào Tháo không ít lần tặng mỹ nhân cho Quan Vũ để lấy lòng, vì lý do gì Quan Vũ không bao giờ để mắt tới?
Samurai là một trong những biểu tượng văn hóa truyền thống lâu đời nhất của Nhật Bản nên không có gì ngạc nhiên khi hầu hết samurai đều là người Nhật. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp người dân đến từ đất nước khác có thể trở thành samurai. Ví dụ nổi tiếng nhất của phương Tây là thủy thủ người Anh William Adams (1564-1620), người đến Nhật Bản vào năm 1600 và được thăng cấp làm samurai. Tuy nhiên, samurai nước ngoài đáng nhớ nhất lại là một người châu Phi tên Yasuke, người được Daimyo Oda Nobunaga người Nhật Bản (1534-1582) phong làm samurai sau khi đảm nhận vai trò vệ sĩ cho ông ta. Yasuke được các nhà truyền giáo Dòng Tên đưa đến Nhật Bản vào năm 1579 và nhận được sự quan tâm đặc biệt của giới quý tộc Nhật Bản.
Thân thế của Yasuke cho đến nay vẫn còn là điều bí ẩn. Ông được cho là sinh vào khoảng năm 1555 đến 1566, nhưng về cái tên Yasuke thì ngay cả các nhà sử học cũng không thể đưa ra được điều gì chắc chắn. Theo một nguồn tin, anh ta có thể là người Makua đến từ Mozambique nhưng cũng có người cho rằng anh ta đến từ Angola hoặc Ethiopia. Thậm chí, Yasuke còn được đồn một nô lệ sinh ra ở châu Âu...
Dù có gốc gác ra sao thì Yasuke được ghi nhận lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử vào năm 1579 với tư cách là người phục vụ của nhà truyền giáo Dòng Tên Alessandro Valignano - người đã có chuyến thăm các cơ quan truyền giáo được thành lập ở Nhật Bản. Như vậy, rất có thể Yasuke là một nô lệ. Anh sở hữu làn da đen, vóc dáng to lớn, ngay khi xuất hiện đã khiến ai nấy đều náo động. Lãnh chúa Nobunaga thậm chí còn nghi ngờ làn da của Yasuke nên đã yêu cầu anh cởi áo và chà xát làn da nhiều lần để kiểm chứng rằng đó là làn da tự nhiên chứ không phải do tô mực lên. Một điều khác của Yasuke được chú ý không kém làm da chính là chiều cao. Anh ta được ghi nhận là cao hơn 6 feet (182 cm), thậm chí lên tới 6'5 ”(195,5 cm) trong thời đại mà hầu hết đàn ông Nhật Bản đều cao gần 5 feet (152 cm).
Lãnh chúa Nobunaga nhanh chóng đem Yasuke về làm thuộc hạ kiêm vệ sĩ cho mình. Năm 1581, Yasuke được phong làm samurai và đóng quân tại Lâu đài Azuchi của Nobunaga. Nobunaga yêu quý anh đến mức mời dùng bữa tại bàn của mình, một đặc quyền mà hầu như không samurai nào có được.
Tuy nhiên, sự nghiệp làm samurai của Yasuke không kéo dài được lâu. Năm 1582, tướng quân của Nobunaga là Mitsuhide phát động cuộc đảo chính lật đổ ông, buộc Nobunaga phải thực hiện nghi lễ tự sát. Sau cái chết của Nobunaga, Yasuke trốn về lâu đài Azuchi và phục vụ cho con của lãnh chúa là Odo Nobutada. Tuy nhiên, con trai của lãnh chúa cũng đã tự sát sau khi thất bại dưới tay Mitsuhide.
Mitsuhide coi Yasuke là quái vật chứ không phải một samurai thực thụ. Thông thường các samurai sẽ phải tự sát để bảo toàn danh dự sau khi chủ nhân qua đời nhưng Yasuke đã không làm vậy. Anh dâng kiếm của mình cho Mitsuhide theo phong tục phương Tây rồi quay trở lại phục vụ Valignano và sống thầm lặng từ đó.
Ngoài Yasuke thì còn có một nhân vật khác trong lịch sử Nhật Bản được coi là người gốc Phi. Ông là Sakanoue No Tamuramaro, sống vào thời Heian (794-1185 sau Công nguyên, từ khoảng 758 - 811) với vai trò là thị vệ cung điện của Hoàng đế Kammu (trị vì 781-806).
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ