Khám phá

Bí ẩn về chiếc bánh nướng “ra lò” từ 100 năm trước mà vẫn có thể ăn được

Đó là một chiếc bánh nướng hoa quả “ra lò” từ năm 1911, trông vẫn rất tươi mới, có mùi thơm và… có thể ăn được.

Vị cựu Thượng thư kể chuyện về quan trường triều Nguyễn / Người phụ nữ xấu nhất lịch sử được 20 người đàn ông cầu hôn và sự thật phía sau

Một chuyện hi hữu, các chuyên gia từ New Zealand đã khai quật được một mẫu vật hết sức lạ kỳ. Mẫu vật đó là một chiếc bánh nướng hoa quả“ra lò” từ năm 1911, do hãng bánh quy Anh Huntley & Palmers khá nổi tiếng vào thời kỳ đó thực hiện.

Một điều đặc biệt hơn nữa đó là chiếc bánh trông vẫn rất tươi mới, vẫn có mùi thơm kỳ lạ và… có thể ăn được.

Được biết, châu Nam Cực là một lục địa nằm trong vùng Nam Cực của nam bán cầu, gần như nằm hoàn toàn trong vòng Nam Cực, và được bao bọc xung quanh bởi Nam Băng Dương.

Đây được coi là lục địa lạnh nhất (nhiệt độ thấp nhất là -89 độ C), cao nhất (độ cao trung bình so với mực nước biển là 2.350), khô hạn nhất (lượng mưa trung bình hàng năm chỉ ở mức 55mm) và gió mạnh nhất (tốc độ gió tối đa nơi đây là 100m/s) trên Trái Đất.

Nơi đây không có con người sinh sống lâu dài ở, chỉ có các nhà nghiên cứu sống rải rác tại các trạm nghiên cứu trong lục địa này.

 Chuyện hi hữu: Chiếc bánh nướng “ra lò” từ 100 năm trước mà giờ vẫn ăn được. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Vậy nguyên nhân nào lại như vậy?

Địa điểm để khai quật chiếc bánh này là ở Nam Cực, điều đặc biệt ở đây chính là lớp băng vĩnh cửu đã trở thành chất liệu bảo quản nó một cách hoàn hảo.

Được biết, chiếc bánh được tìm thấy trong túp lều băng của đội Phương Bắc – nhóm tách ra từ đội thám hiểm gồm 4 người của thuyền trưởng Scott – và có vẻ như đã bị bỏ lại đó vào năm 1911.

Theo đó, đội của thuyền trưởng Scott sau đó di chuyển về bán đảo Cape Adare tại phía cực nam của Nam Cực. Tuy nhiên, trên đường họ trở về đã gặp phải nhiều biến cố khiến toàn đội bị thiệt mạng.

 

Chuyện hi hữu: Chiếc bánh nướng “ra lò” từ 100 năm trước mà giờ vẫn ăn được. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Còn một đội đi theo hướng phương Bắc cũng không khấm khá hơn. Họ di chuyển thêm được 250 dặm đến bán đảo Cape Evans vào năm 1912 Nhưng rồi thiên nhiên quá khắc nghiệt đã gần như quật ngã họ. Những gì còn sót lại là các vật dụng bên trong túp lều băng này.

Hiện tại, các chuyên gia đã tìm cách bảo quản túp lều, vì nó là một trong những “công trình” mang tính lịch sử. “Túp lều như kể lại câu chuyện từ 100 năm trước, đồng thời là một nguồn cảm hứng cho các thế hệ thám hiểm tiếp theo – Gordon Macdonald, một chuyên gia trong nhóm cho biết.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm