Khám phá

Bí mật bất ngờ về ‘bàn chân Giao chỉ’ của người Việt cổ: Cả nước chỉ còn rất ít người có đặc điểm này

Có nhiều cách lý giải khác nhau về ‘Bàn chân Giao Chỉ’ của người Việt Cổ, nhưng những bí mật xung quanh ‘bàn chân Giao Chỉ’ đến nay vẫn là 1 vấn đề được nhiều người quan tâm.

Loài ốc nằm trong Sách đỏ Việt Nam 'quý hơn vàng', giá mỗi con lên đến cả trăm triệu đồng / Loại mãng xà lớn nhất Việt Nam, rất nguy cấp trong Sách đỏ: Nặng hơn 120kg, nuốt chửng được 1 con bê

Bàn chân giao chỉ là một thuật ngữ được dùng để chỉ những bàn chân có hai ngón cái hướng về nhau, chạm vào nhau khi đứng ở tư thế bình thường. Đây là một đặc điểm giải phẫu học hiếm gặp ở người, được cho là có liên quan đến di sản của người Việt cổ.

Theo một số tư liệu lịch sử trong và ngoài nước, bàn chân giao chỉ được xem là một biểu hiện của người Giao Chỉ, một tên gọi của người Việt cổ do các quốc gia lân cận đặt ra. Theo Đỗ Hựu trong bộ Thông điển, Giao Chỉ là người Nam di, ngón chân cái toạc ra, đứng thẳng hai bàn chân thì ngón chân cái giao vào nhau, cho nên gọi là Giao Chỉ (chỉ là ngón chân cái).

69-16895763221851900910288

Tuy nhiên, có 1 số cách lý giải khác về “Bàn chân Giao Chỉ” như sau. Thứ nhất, dân tộc ta là một dân tộc làm nông nghiệp, người nông dân thường xuyên đi chân đất để làm đồng thuận tiện. Khi lội bùn, ngón cái phải choãi ra để giữ thăng bằng, tránh bị ngã, lâu ngày làm thay đổi cấu trúc xương. Chế độ ăn không đủ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt thiếu canxi thời xưa là nguyên nhân khiến cho xương dễ bị biến dạng.

74-1689576322329466506753

Thứ hai, theo 1 cách lý giải khác, bàn chân Giao Chỉ hình thành do biến dị ở xương. Hiện tượng này không chỉ có ở Việt Nam mà còn xuất hiện ở nhiều nhóm dân tộc khác như Mã Lai, Thái Lan, Trung Quốc, Ả Rập, người bản địa Châu Phi…chỉ khác nhau ở mức độ. Đây có thể coi là một hiện tượng bệnh lý mang tính di truyền hiếm gặp, thường tự nhiên xuất hiện và sẽ mất sau 1-2 thế hệ.

73-16895763223251368148696

Một cách lý giải khác cho rằng bàn chân giao chỉ là kết quả của việc sử dụng giày dép không phù hợp hoặc đi chân trần trên đất sét.

Hiện nay, số người có bàn chân giao chỉ ở Việt Nam còn rất ít. Một trong số đó là cụ ông Nguyễn Đình Phương ở xã Mạo Điều, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh được cho là người có bàn chân giao chỉ cuối cùng ở Việt Nam.

1

Vào năm 2016, phóng viên đã đến phỏng vấn cụ Phương, khi đó cụ đã 105 tuổi nhưng vẫn còn minh mẫn. Cụ Phương cho biết cả đời cụ không đi dép vì đôi chân “lạ lùng”, đôi dép cỡ to nhất Việt Nam cũng không ôm nổi bàn chân của ông.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm