Khám phá

Người Việt xưa đặt tên 'nam Văn, nữ Thị', lý do vô cùng bất ngờ nhiều người chưa biết...

Người Việt từ xưa khi đặt tên cho con thường không quên chữ đệm: "văn" cho con trai, "thị" cho con gái để phân biệt giới tính ngay trong cách gọi hàng ngày.

Tại sao người xưa luôn dùng răng để thử vàng? / Cách người xưa tắm rửa và đi vệ sinh thật thú vị và tương đối... 'rùng rợn', chúng ta nên cảm thấy vui mừng khi đã sinh ra ở thời hiện đại

Từ thuở xa xưa, trong cách đặt tên con của người Việt đã xuất hiện các cụm từ thường xuyên đệm trước tên chính như nam Văn nữ Thị, đây cũng là một nét truyền thống lâu đời được gìn giữ tới tận hôm nay.

Điều này cũng giống như ở phương Tây, khi đọc tên một cá nhân, người ta có thể biết được đàn ông hay phụ nữ vì đặc trưng riêng của nó. Người Việt xưa cũng vậy, các cụ thường đệm chữ văn cho con trai và chữ thị cho con gái để giúp người khác có thể phân biệt giới tính ngay trong cách gọi.

Vậy tại sao lại như vậy?

/

>> Xem thêm: Choáng ngợp trước lâu đài nghìn tỷ lớn nhất Việt Nam: Xây 4 năm vẫn chưa xong, 50 người thợ làm không xuể

Tên con trai thường đệm Văn

Trong tên người đàn ông Việt Nam có nhiều từ được sử dụng làm tên đệm, nhưng chữ Thị nhất định không bao giờ được sử dụng. Thông thường nhất vẫn là chữ Văn.

Ông bà ta từ xưa đã tương truyền câu nói nhất nam viết hữu thập nữ viết vô, nhằm muốn chỉ ra rằngmột người con trai bằng mười con gái, bởi vốn dĩ trong các triều đại phong kiến,chỉ có đàn ông mới là thành phần được trọng dụng.

Họ được đi học, đi thi để có kiến thức sau này sẽ làm được việc lớn, cống hiến hiền tài cho quốc gia,gọi là người có chữ nghĩa.

/

Vì sao người Việt xưa đặt tên 'nam Văn, nữ Thị'?

>> Xem thêm: Việt Nam từng xuất hiện loạt 'dị thú' độc nhất vô nhị khiến thế giới sởn da gà: Số 1 nhìn là ám ảnh

Do đó, chữ Văn thường đặt kèm trong tên đệm của đàn ông Việt được vínhư ước mơ của bậc cha mẹ muốn con cái của mình là người có học thức, được công thành, danh toại, xây được nghiệp lớn.

Cuối cùng thói quen đặt tên cho con trai dần được hình thành và ăn sâu vào tiềm thức của nhiều thế hệ người Việt đến tận bây giờ.

Do đó, hiện nay nhiều người thường đặt tên con theo công thức sau:Họ + Văn + Tên.

Thậm chí khi xã hội phát triển, một số phụ huynh vẫn giữa lại Văn trong tên của con như để nhớ đến cội nguồn cha ông, đồng thời mong ước con cái mình khi lớn lên sẽ có một tương lai, con đường sự nghiệp phát triển, thuận buồm xuôi gió.

 

>> Xem thêm: Những loài động vật tại Việt Nam có độc tố cực mạnh, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng

Tên con gái thường đệm Thị

Về nguồn gốc chữ Thị trong tên lót của con gái bắt đầu xuất hiện sau thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất. Theo đó Thị là một từ Việt gốc Hán dùng để chỉ phụ nữ.

Trong quyển Từ nguyên từ điển có câu Phu nhân xưng thị (đàn bà gọi là thị). Ngoài ra nó là một từ mà phụ nữ dùng để tự xưng.

Xung quanh việc sử dụng chữ Thị để đặt tên cho con gái cũng có nhiều tranh cãi. Từ Thị nguyên gốc có nghĩa là họ hoặc ngành họ. Người Trung Hoa thường dùng chữ Thị sau tên của người chồng thay cho tên cúng cơm của người phụ nữ đó.

 

Nhưng khi sang đến Việt Nam thì có sự khác biệt: Phụ nữ trong nhà quyền quý Việt Nam thì vẫn giữ họ cha và thêm chữ Thị phía sau.

>> Xem thêm: Nơi có tục mai táng rùng rợn nhất thế giới, tưởng nhẫn tâm nhưng ẩn chứa ý nghĩa rất thiêng liêng

/

Ví dụ: như Cù Hậu khi chưa lên ngôi hoàng hậu thì gọi là Cù Thị hay lâu lâu trong những tài liệu cổ vẫn nghe những danh xưng như: Hoàng hậu Dương thị, bà phi Nguyễn Thị… dịch ra là bà hậu họ Dương, bà phi họ Nguyễn…

Đến khoảng thế kỷ 15, chữ Thị dần gắn liền với tên và họ của nữ giới, như một cách khẳng định gốc gác của người đó, tạo thành công thức đặt tên:Họ + Thị + Tên.

 

Tuy nhiên, ngày nay công thức đặt tênnam Văn nữ Thịdường như đã được thay đổi ít nhiều. Do làn sóng hội nhập quốc tế, văn hóa phát triển nên mọi thứ đã dần được đổi khác.Có không ít những gia đình đã sử dụng các tên đệm khác có ý nghĩa đẹp hơn để kết hợp với tên chính thức.

Tuy nhiên nói đi nói lại cách đặt tên nam Văn nữ Thị vẫn tồn tại như một điều đã ăn sâu vào thói quen và văn hóa của người Việt đến tận bây giờ.

>> Xem thêm: Loài cây cực quý hiếm, khó tìm trên thế giới nhưng lại có tại Việt Nam thuộc loại cần được bảo vệ nghiêm ngặt

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm