Bí mật về thứ vũ khí nguy hiểm nhất của Gia Cát Lượng
Giải mã 'vùng tối' Tam quốc diễn nghĩa: Phượng hoàng trụi lông / Giải mã Tam Quốc: Vì sao Lưu Bị không coi trọng Gia Cát Lượng?
Mắng chết Tư đồ Vương Lãng trước ba quân
Năm Kiến Hưng thứ năm nhà Thục Hán (dưới thời Lưu Thiện), Gia Cát Lượng cất quân Bắc phạt. Đô đốc nước Nguỵ là Tào Chân cùng với quân sư là Vương Lãng bấy giờ đã 76 tuổi, đem 20 vạn quân Nguỵ ra chống cự. Hai bên dàn quân, Vương Lãng sai mời Gia Cát Lượng ra trước trận nói chuyện.
Màn chào hỏi giữa Gia Cát Khổng Minh và Tư đồ Vương Lãng trước quân đội hai bên.
Vương Lãng muốn dùng 3 tấc lưỡi để dạy đời và chiêu hàng Gia Cát Lượng. Sau khi nghe Vương Lãng nói hết, Gia Cát Lượng phe phẩy quạt lông, cứng rắn đáp lời:
“Ta tưởng ông là lão thần nhà Hán. Trước ba quân tướng sĩ dâng hiến cao luận gì. Nào ngờ, ông dám thở ra những lời lẽ thô bỉ, hôi thối đến thế. Tôi có mấy lời xin chư vị lắng nghe:
Trước đây dưới thời Hoàn Đế, Linh Đế, giường cột nhà Hán rối tung, hoạn quan gây họa, giặc cướp hoành hành, bốn phương hỗn loạn. Tiếp đó, Đổng Trác, Quách Dĩnh, Lý Thôi thừa dịp nổi lên ức hiếp thiên tử, tàn hại sinh linh. Vì vậy chỗ Triều đình gỗ mục làm quan, nơi cung cấm cầm thú ăn lộc, một lũ sói lang chấp chính cầm quyền, nên xã tắc biến thành gò hoang, trăm họ dân lành điêu linh thống khổ. Trong cơn quốc nạn đó, quan tư đồ Vương Lãng đã làm gì?
Hành tung Vương Tư đồ ta còn lạ gì. Ông ra đời ven bờ Đông Hải, lấy danh nghĩa ‘hiếu liêm’ mà bước lên chốn quan trường. Là bề tôi nhà Hán, đáng lẽ ông phải góp sức yên dân, khôi phục chính thống, dựng lại họ Lưu. Nhưng không, ông đã hùa theo nghịch tặc, đồng mưu cướp ngôi, tội ác chất chồng, trời đất không dung"
Vương Lãng nghẹn lời: “Tên thôn phu Gia Cát Lượng mi dám…"
Gia Cát Lượng thấy kế tâm lý chiến của mình quả thực đã phát huy tác dụng đúng như ý, bèn bồi tiếp:
“Câm ngay! Tên giặc già vô liêm sỉ. Ngươi không biết muôn dân khắp bốn cõi đang muốn xé xác, moi gan mi sao còn múa mép. Chiêu Liệt hoàng đế ta nối dựng đại Thục ở Tây Xuyên. Nay ta vâng chiếu chỉ tự quân xuất nghĩa phạt tặc. Kẻ đớn hèn, xu nịnh như mi như rùa rụt cổ khom lưng cầu xin bát cơm thừa, manh áo cũ cho xong sao còn dám ra trước hàng quân mà nói năng càn rỡ, đổi tại số trời. Tên thất phu đầu bạc, tên giặc già râu trắng kia. Nay mai dưới suối vàng mi còn mặt mũi nào mà thấy 24 tiên đế nhà Hán ta. Tên nghịch tặc nhục nhã, mi sống uổng 76 năm trời, mồm nói Thuấn, Nghiêu mà bán mình cho Tào Tháo. Mi không biết thân phận khuyển ưng mà ra trước hàng quân nói năng càn rỡ. Xưa nay ta chưa thấy ai mặt dày vô liêm sỉ như ngươi!".
Tư đồ Vương Lãng không chịu nổi những lời mắng nhiếc của Gia Cát Lượng, đã tức khí mà chết.
Nói tới đây, Vương Lãng uất giận, hú lên một tiếng mà ngã đột tử dưới chân ngựa. Tất thảy ba quân đều kinh hãi, tướng Nguỵ là Tào Chân thất kinh, còn Gia Cát Lượng thì ngồi xuống, nở một nụ cười nhẹ nhàng, tay khuơ quạt nhìn kết quả.
Thổi bay 15 vạn quân Tào chỉ bằng một tiếng đàn
Trong cuộc Bắc phạt lần đầu, Mã Tốc làm mất Nhai Đình, đường vận lương cung ứng cho quân đội bị cắt khiến Gia Cát Lượng đành ra lệnh rút quân. Trước khi rút, ông ra Tây Thành để vận chuyển nốt 20 vạn thạch lương còn lại. Binh sỹ đi theo ngoài bộ tướng Khương Duy với 300 giáp sĩ hộ vệ chỉ còn lại 2000 binh sỹ già yếu.
Vận lương Tây Thành chưa xong, Tư Mã Ý đột nhiên kéo đại binh đến. Khói bụi mù trời, Khương Duy kiến nghị nhanh chóng rời bỏ Tây Thành tháo chạy về Thục. Nhưng Gia Cát Lượng cho rằng chạy tất chết không thể nào thoát khỏi thiết kỵ của Tư Mã Ý được.
Tư Mã Ý thúc quân tới Tây Thành.
Gia Cát Lượng quyết định đánh cược một phen với trời về số phận của chính mình. Quân Thục mở tung cổng thành, cắt mấy chục lính làm dân phu, lùa súc vật đi ăn cỏ, và quét cổng thành cho sạch sẽ gọn gàng, bản thân Gia Cát Lượng ôm đàn lên lầu độc tấu thất huyền cầm chống hùng binh Tư Mã Ý.
Tư Mã Ý dẫn quân kéo đến Tây Thành, thấy phong cảnh như vậy lấy làm lạ, đăm chiêu nghe Gia Cát Lượng gẩy đàn một lúc, rồi hạ lệnh đổi tiền quân làm hậu quân nhanh chóng tháo lui.
Một phen ‘hú vía’ với Gia Cát Lượng.
Tư Mã Chiêu (con Tư Mã Ý) bảo: “Ngộ nhỡ Gia Cát Lượng không có quân, bày ra thế thì sao?”. Gia Cát Lượng nói rằng: “Tiếng đàn tranh này mạnh bạo giống như sóng ba đào, cuồn cuộn nổi lên, tựa như là có bá vạn hùng binh… giống như là dòng suối róc rách, nếu như không là người tinh ý chắc chắn không thể ngờ được”.
Một người tấu, một người thưởng giữa trận tiền, có lẽ đây là lần đầu tiên trong lịch sử chiến tranh có một khung cảnh đặc biệt như thế này.
Tư Mã Chiêu lại hỏi: “Thưa cha, chỉ là mấy sợi dây đàn, có thể truyền thần tới vậy sao chứ?”. Gia Cát Lượng trả lời: “Tâm loạn, tiếng đàn sẽ rối loạn, tâm tịnh, tiếng đàn sẽ yên tịnh thôi, tâm loạn thì âm loạn, tâm tịnh thì âm sắc. Nghe Gia Cát Lượng đánh đàn, nhìn thấy rõ tâm can hắn, ta nghe được tiếng đàn của Gia Cát Lượng là một vinh hạnh rồi”. Sau đó lập tức truyền lệnh rút quân, tháo lui khỏi Tây Thành.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Khẩu súng đắt nhất thế giới trị giá hơn 110 tỷ: Chỉ vài người có khả năng mua, làm bằng chất liệu độc nhất
Ngôi chùa cổ sở hữu 4 chiếc cột gỗ quý hơn 'kim cương' giá 3400 tỷ: Người người xếp hàng vào xem!
Người đàn ông mua chiếc ấm nứt vì đam mê, nào ngờ là đồ cổ 250 năm được định giá hơn 17 tỷ đồng
Chiếc giường gỗ có giá trị nhất miền Tây: Chế tác bằng gỗ quý hàng đầu Việt Nam, trả 3 tỷ không bán
Cặp vợ chồng sững sờ phát hiện chiếc bình sứ chắn cửa nhà suốt 36 năm lại có giá trị đến 30 tỷ đồng
Không phải người ngoài hành tinh, con người có thể là sinh vật có trí tuệ duy nhất trong vũ trụ?