Cá rồng với một hàm răng kỳ diệu, xứng đáng với cái tên của chúng
Cá sấu cười sung sướng khi bướm xinh đậu lên mặt / Những sự thật gây sốc ít người biết về cá thu
Cá rồng (dragonfish) là một trong những sinh vật có hình dáng đáng sợ nhất, sống ở tần biển sâu. Hình dạng của chúng có thể nói chính là ý tưởng cho những quái vật trong các bộ phim kinh dị, với cái miệng dài rộng đầy những răng nhọn.
Dù kích thước của những loài cá rồng biển sâu là khá nhỏ, chỉ khoảng dưới 15cm, nhưng cũng đủ để chúng trở thành loài động vật đứng đầu chuỗi thức ăn trong môi trường sống đáy biển sâu đến 1500m, tương tự như cá mập, gấu, hổ, sư tử,... trong môi trường của những loài này. Đặc điểm của loài này chính là cái miệng khổng lồ với rất nhiều răng vừa nhọn vừa cong như móng vuốt, cho phép nó nuốt được con mồi bằng cả một nửa cơ thể của nó. Cách mà nó mở miệng ra trông như một nụ cười đầy ghê rợn.
Loài cá này cũng có khả năng phát quang nhờ các cơ quan đặc biệt dọc theo cơ thể của chúng, giúp thu hút cả con mồi và bạn tình.
Cũng như nhiều loài sinh vật khác sống ở tầng biển sâu, chúng ta hiểu biết rất ít về loài cá rồng. Một trong những bí ẩn đó là, vì sao răng của chúng lại trong suốt.
Meyers, một kỹ sư người Brazil đang làm việc tại Đại học California, San Diego, đã cùng với nhóm của anh và các nhà khoa học của Viện Hải dương học và kết hợp với Viện nghiên cứu Leibniz của Đức, để cùng nhau nghiên cứu về loài cá rồng.
Nhóm của Meyers dùng một con cá rồng hàm rộng để làm mẫu thử, có tên khoa học là Aristostomias scintillans, sau đó các nhà nghiên cứu của Leibniz đã quan sát răng của nó dưới kính hiển vi điện tử.
Họ nhận ra, cũng như răng của con người, răng của loài cá này được bao phủ bởi một lớp men răng, bên trong là ngà răng, nhưng loài cá này đã tiến hoá theo cách đặc biệt để răng trở nên vô hình.
Những chiếc răng này có cấu trúc nano, các tinh thể hydroxyapatite nano phân tán khắp các lớp này ngăn không cho bất kỳ ánh sáng nào phản xạ hoặc tán xạ ra khỏi bề mặt. Tán xạ cũng chính là hiện tượng giúp cho chúng ta nhìn thấy bầu trời có màu xanh, vì chỉ có chùm sáng xanh lam có bước sóng dài nhất đi vào khí quyển, bị tán xạ mạnh bởi lớp không khí và chịu phản xạ bởi hơi nước, bụi bặm làm cho bầu trời có màu xanh lam.
Trong trường hợp của răng cá rồng, các chùm sáng sẽ đi thẳng qua, làm cho những con mồi kém may mắn không thấy được mối nguy mà chúng sắp bơi vào.
“Đây như là một dạng thích nghi, một phần của cuộc cạnh tranh tiến hoá giữa động vật săn mồi và con mồi", Meyers cho biết. “Ở độ sâu đó, nơi hầu như không có ánh sáng, những loài cá khác bị thu hút bởi ánh sáng cá rồng phát ra, vì chúng nghĩ đó có thể là thức ăn rồi bơi lại gần. Sau đó, cá rồng mở miệng, và bụp! Vì vậy, chúng tôi đưa ra giả thuyết rằng răng chúng trong suất là để vô hình trước con mồi".
Những loài sinh vật này có rất nhiều điều bí ẩn, nhưng Meyers muốn khai thác các tính chất răng của cá rồng để làm thuỷ tinh và các vật liệu trong suốt khác.
“Trong trường hợp những con cá này, có hai điều mà chúng tôi rất quan tâm để nhân rộng. Một là sự trong suốt, nhưng hai, những chiếc răng có thể cứng cáp hơn nhiều loại vật liệu khác, và chúng tôi muốn nghiên cứu điều này tiếp theo. Nếu chúng tôi có thể phát triển loaị kính hoặc sứ trong suốt và rất cứng như những chiếc răng này, đó có thể là một điều tuyệt vời", Meyers nói.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
Người đàn ông nhặt được hòn đá 'mọc tóc' trắng, sau khi các chuyên gia giám định xong liền gọi cảnh sát phong tỏa cả ngôi làng
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?