Các loài vượn lớn có khả năng đọc suy nghĩ
Nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Duke (bắc Carolina, Mỹ) đã cung cấp bằng chứng cho thấy, giống như con người, các loài vượn lớn (đười ươi, bonobo và tinh tinh) có khả năng hiểu tâm trí của cá thể khác.
Con người tiến hóa từ vượn? Những quan điểm sinh học sai lầm mà nhiều người vẫn 'tin sái cổ' / Các loài vượn cáo Madagascar gần như tuyệt chủng
Trước nay, các nhà khoa học tin rằng chỉ con người mới có thể thấu hiểu trạng thái tinh thần và suy nghĩ của người khác. Nghiên cứu mới chứng minh các loài vượn lớn có khả năng hiểu về “niềm tin sai lầm” - nghĩa là một cá thể nhận ra người khác giữ những niềm tin sai về thế giới, không biết rằng thế giới đó đã thay đổi.
Loài vượn lớn có khả năng hiểu suy nghĩ của cá thể khác. Ảnh: Nationalgeographic
Để nghiên cứu xem 3 loài vượn lớn là tinh tinh, bonobo và đười ươi có khả năng hiểu về “niềm tin sai lầm” hay không, các nhà khoa học cho chúng xem một đoạn phim có người hóa trang thành KingKong cố gắng đánh lừa người khác. Một người đàn ông trong đoạn phim nhìn thấy “KingKong” vừa giấu một vật thể giống như hòn đá hoặc ẩn mình trong đống cỏ khô. Khi người đàn ông bỏ đi, “KingKong” sẽ di chuyển “hòn đá” hoặc bước ra khỏi đám cỏ khô.
Người đàn ông trở về, ông ta không biết rằng “hòn đá” hay “KingKong” đã di chuyển, nhưng những con vật xem đoạn phim thì biết. Các nhà khoa học sử dụng công cụ phân tích dữ liệu theo dõi mắt và nhận thấy hầu hết lũ vượn dự đoán một cách chính xác rằng người đàn ông sẽ đi đến vị trí sai. Các con vật nhìn vào nơi người đàn ông nhìn thấy “KingKong” hoặc “hòn đá” lần cuối cùng.
Việc dự đoán được sai lầm của người đàn ông chứng tỏ các loài vượn lớn hiểu suy nghĩ của nhân vật. Theo các nhà khoa học, việc vượt qua bài kiểm tra về “niềm tin sai lầm” là một trong những cột mốc quan trọng nhất của “lý thuyết của trí tuệ” (Theory of Mind).
“Đây là lần đầu tiên một loài động vật vượt qua bài kiểm tra về “niềm tin sai lầm”. “Nếu các thí nghiệm trong tương lai tiếp tục khẳng định phát hiện này, các nhà khoa học phải suy nghĩ lại cách những con vượn hiểu nhau” - Krupenye - thành viên nhóm nghiên cứu nói.
Fumihiro Kano - nhà nghiên cứu tâm lý học so sánh của Đại học Kyoto (Nhật Bản) - cho rằng việc loài vượn hiểu suy nghĩ sai lầm của những cá thể khác được coi là một khía cạnh quan trọng của nhận thức.
Điều đó chứng tỏ hiểu suy nghĩ của cá thể khác không phải là khả năng “độc quyền” của con người. Có thể, khả năng này đã tồn tại ở loài linh trưởng ít nhất 13-18 triệu năm kể từ thời tổ tiên chung cuối cùng của loài vượn lớn và con người.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngư dân bất ngờ vớt được khối gỗ ước tính hơn 3.455 tỷ đồng
Nhặt bừa viên đá chặn cửa nhiều thập kỷ, cụ bà đến khi mất cũng không biết mình từng sở hữu báu vật
Chỉ 4 cao thủ có thể đánh bại Cưu Ma Trí trong Thiên Long Bát Bộ: Ba trong đó là sư huynh đệ
CLIP: Quạ đen phản đòn xuất sắc, hạ gục chim ưng để thoát hiểm
Cận cảnh khu mộ 50 tỷ đồng của vợ cũ vị đại gia nổi tiếng nhất Bình Dương
Cao thủ có con mắt tinh tường nhất của Kim Dung: Cả đời nhận 4 đồ đệ, hai trong đó là đệ nhất thiên hạ
Cột tin quảng cáo