Cái kết bi thảm của con gái Võ Tắc Thiên - công chúa quyền lực nhà Đường
Khám phá về vị Thái hậu 'mê dục lạc' tới mức giết con để được 'thoải mái' / Khám phá về tục “cho thuê vợ” kỳ lạ ở Trung Quốc xưa
Võ Tắc Thiên và Đường Cao Tống Lý Trị có 4 người con, 2 trai, 2 gái. Người mà Võ Tắc Thiên đặc biệt sủng ái nhất chính là con gái út, Thái Bình công chúa. Cũng giống như mẹ, Thái Bình công chúa là người mưu mô và tham quyền.
Những tố chất của một hoàng đế
Lần thứ nhất Thái Bình công chúa tham gia cuộc đấu tranh chính trị là Trương Giản Chi khởi binh giết chết anh em Trương Dịch Chi và Trương Xương Tông. Anh em nhà họ Trương được Võ hậu sủng ái nên ngày càng lộng quyền. Năm 701, Thiệu vương Lý Trọng Nhuận cùng em gái ông là quận chính Vĩnh Thái và em rể là Võ Diên Cơ đã bị anh em nhà họ Trương bỏ tù tới chết vì dám xen vào chuyện riêng tư của bọn họ. Điều này không chỉ xúc phạm tới người nhà họ Lý mà còn khiến người nhà họ Võ tức giận.
Năm 705, Trương Giản Chi và tướng quân Lý Đa Tộ liên kết khởi binh trừng trị anh em nhà họ Trương, ép Võ Tắc Thiên truyền ngôi cho thái tử Lý Hiển. Anh em Lý Trọng Nhuận đều là con của Đường Trung Tông Lý Hiển, sau này Lý Trọng Nhuận được truy phong làm Ý Đức thái tử, Vĩnh Thái quận chính được truy phong làm Vĩnh Thái công chúa.
Thái Bình công chúa mang tiếng tham gia cuộc chính biến lần này nhưng chỉ là thuyết phục Võ Tắc Thiên thoái vị làm thái thượng hoàng, nhường ngôi cho Lý Hiển chứ chưa có hành động gì nổi bật.
Vị thế của Thái Bình công chúa không ngừng lớn mạnh, trở thành công chúa có quyền lực cao nhất của nhà Đường. Bà được phong làm Trấn Quốc Thái Bình công chúa.
Tuy nhiên, Thái Bình công chúa không thể trở thành hoàng đế thứ hai
Cuộc chiến chính trị lần hai của Thái Bình công chúatham gia vào cuộc chiến tranh giành quyền lực là cùng Lý Long Cơ khơi binh tiêu diệt Vi hậu.
Tháng 6/710, Đường Trung Tông băng hà, do Vi hoàng hậu và An Lạc công chúa hạ độc. Vi hoàng hậu muốn nhân đó chiếm ngôi vị, làm một Võ Tắc Thiên tiếp theo, nhưng Thượng Quan Uyển Nhi cùng Thái Bình công chúa đưa di chiếu lập Ôn vương Lý Trọng Mậu làm vua, tức Đường Thương Đế.
Sau đó, Thái Bình công chúa đã dùng thế lực phối hợp với người cháu là Lý Long Cơ, con của Lý Đán, và lập người này làm vua. Lý Long Cơ làm vua nhưng sau này chính hai cô cháu lại tranh giành quyền lực của nhau. Và cuối cùng Thái Bình công chúa phải chết dưới tay Lý Long Cơ.
Dù có tài giỏi đến đâu thì Thái Bình cũng không thể thực hiện giấc mơ hoàng đế. Vương triều Đại Đường cũng như trong suốt các triều đại phong kiến Trung Quốc, duy nhất một người có thể đứng lên làm hoàng đế, chấp chính thành công, là Võ Tắc Thiên.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Khẩu súng đắt nhất thế giới trị giá hơn 110 tỷ: Chỉ vài người có khả năng mua, làm bằng chất liệu độc nhất
Người đàn ông mua chiếc ấm nứt vì đam mê, nào ngờ là đồ cổ 250 năm được định giá hơn 17 tỷ đồng
Không phải người ngoài hành tinh, con người có thể là sinh vật có trí tuệ duy nhất trong vũ trụ?
Ngôi chùa cổ sở hữu 4 chiếc cột gỗ quý hơn 'kim cương' giá 3400 tỷ: Người người xếp hàng vào xem!
Cặp vợ chồng sững sờ phát hiện chiếc bình sứ chắn cửa nhà suốt 36 năm lại có giá trị đến 30 tỷ đồng
Chiếc giường gỗ có giá trị nhất miền Tây: Chế tác bằng gỗ quý hàng đầu Việt Nam, trả 3 tỷ không bán